Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một thế hệ sinh viên Mỹ phải "mua chữ" từ các nước nghèo

Kinhtedothi - Một nghiên cứu cho thấy, các "cây bút" tiểu luận thành công ở Kenya có thể kiếm được tới 2.000USD/tháng, cao hơn khoảng 300USD so với mức GDP đầu người mỗi năm ở nước này.

Ảnh minh họa.

Báo cáo mới đây của Thời báo New York đã tiến hành khám phá "ngành công nghiệp" cho thuê tiểu luận, được thực hiện bởi những người nói tiếng Anh ở các nước đang phát triển, nhằm phục vụ nhu cầu viết bài luận cho sinh viên ĐH Mỹ.
Hàng triệu bài tiểu luận đã và đang được sản xuất tại các quốc gia như Kenya, Ấn Độ và Ukraine mỗi năm để bán lại cho các sinh viên Mỹ. Mary Mbugua, một sinh viên ĐH ở Nyeri, Kenya, nói với tờ NYT rằng cô bắt đầu viết bài để có nguồn thu nhập vững chắc hơn, mặc dù cô biết đó là "gian lận".
"Không còn cách nào khác. Chúng tôi phải kiếm sống", Mbugua nói.
Báo cáo lưu ý rằng các "cây bút" tiểu luận thành công ở Kenya có thể kiếm được tới 2.000USD/tháng, cao hơn khoảng 300USD so với mức GDP đầu người mỗi năm ở quốc gia này. Tuy nhiên, chính Mbugua cũng đặt câu hỏi về chất lượng giáo dục ở các quốc gia phát triển hiện nay như Mỹ.
"Mọi người nói rằng hệ thống giáo dục ở Mỹ, Anh và các quốc gia khác đang ở đỉnh cao", Mbugua dẫn lời trước khi khẳng định chắc chắn rằng "những học sinh ở đó không giỏi hơn chúng tôi".
Tình trạng gian lận dựa vào các "nhà máy tiểu luận" là một hiện tượng đang phát triển trên toàn cầu, khi nó chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Báo cáo cho thấy, tỷ lệ là 1/6 người, tương đương khoảng 31 triệu sinh viên, đã tham gia.
Business Insider trước đây cũng đã báo cáo rằng mạng lưới các dịch vụ gian dối ở trường học tại Mỹ hiện có khả năng lớn hơn nhiều so với vụ bê bối tuyển sinh ĐH bị phanh phui hồi đầu năm nay ở nước này.
Điểm chung của các dịch vụ như "nhà máy tiểu luận" là họ tuyên bố sẽ cung cấp các bài luận gốc - nghĩa là "không đạo văn" - bao gồm bài thi học kỳ, luận văn, bài phát biểu và các bài tập khác, với giá cả ở mức ít nhất là 13USD/trang.
Các nhà lập pháp ở Mỹ và trên toàn thế giới gần đây đã bắt đầu vào cuộc nhằm trấn áp các dịch vụ gian lận. Bất chấp thực tế rằng gian lận là bất hợp pháp ở 17 tiểu bang của Mỹ, các hành vi vẫn rất khó bị phát hiện và luật pháp hiếm khi được thực thi. Nhiều điều luật tương tự cũng đang được thả nổi ở New Zealand, Australia và Ireland.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ