Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mùa khai giảng “bình thường mới”

Kinhtedothi - Những năm trước, trước mùa tựu trường, câu chuyện thời sự lớn nhất vẫn là nỗi niềm trăn trở của phụ huynh về các khoản đóng góp đầu năm học. Nhưng năm nay, mối lo khác lớn hơn, đó là liệu ngày tựu trường cũng như chương trình học của con em mình có tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đợt sóng thứ nhất của dịch bệnh qua đi, ai cũng ngỡ dịch bệnh đã được kiểm soát. Nhưng dịch sau đó dịch bùng phát trở lại khiến trách nhiệm lo một mùa khai giảng trong trạng thái "bình thường mới" cần được quan tâm hơn.

Trường THPT Đông Mỹ chào đón học sinh lớp 10 và sẵn sàng cho khai giảng năm học mới. Ảnh: Trần Oanh 
Mùa khai giảng năm nay thực sự rất đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, việc tổ chức khai giảng đúng ngày 5/9 trên cả nước đỏi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục và cả xã hội. Đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, nhất là kinh tế, nhiều gia đình vẫn phải lo ăn từng bữa, nhưng ngày tựu trường của con em mình vẫn là sự mong đợi của nhiều người.
Tuy nhiên, mùa khai giảng năm nay phải đi cùng với việc bảo đảm an toàn cho cả học sinh và phụ huynh, rộng hơn là an toàn sau những nỗ lực của cả nước trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Bởi vậy, cùng với sự ngành giáo dục, các địa phương đòi hỏi sự ủng hộ, chấp hành nghiêm túc của phụ huynh, học sinh trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để tổ chức mùa khai giảng, tựu trường ý nghĩa và an toàn.
Nhưng, khai giảng vào mùa dịch có cái khó, làm sao để khai giảng vừa vui lại vừa bảo đảm an toàn? Phải giải bài toán này thế nào, cả về số lượng học sinh tham gia, thời gian, chương trình khai giảng. Mỗi trường, mỗi địa phương hiện đã chuẩn bị nhiều phương án để tổ chức lễ khai giảng phù hợp với tình hình thực tế. Có một thực tế là trong nhiều ngày qua, cả nước chỉ xuất hiện lẻ tẻ một vài ca mắc Covid-19, chủ yếu là trường hợp trở về từ nước ngoài được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Tại Hà Nội, tính đến chiều 3/9, đã 15 ngày trôi qua không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Tuy nhiên, tinh thần phòng, chống dịch trên cả nước vẫn rất khẩn trương, quyết liệt hơn bao giờ hết. Một số địa phương dịch còn phức tạp nên, chịu thiệt thòi hơn, sẽ không tổ chức khai giảng năm học mới, nhưng vẫn nỗ lực bảo đảm chương trình học tập cho học sinh.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tổ chức khai giảng năm học mới đã hoàn tất, các địa phương sẵn sàng đón chào học sinh đến trường với tâm trạng háo hức, mong chờ, sẵn sàng các kịch bản đối phó với dịch bệnh để có những phương án học tập bảo đảm chương trình năm học đề ra. Với tinh thần trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo, sự quyết tâm của phụ huynh, học sinh và sự chung tay của cộng đồng, hoàn toàn có thể tin tưởng cả nước sẽ có mùa tựu trường an toàn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ