Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mùa nào đây cho nơi ấy?

Kinhtedothi - Cùng với sự bùng phát trở lại chiến sự ở Libya là chính biến ở Algeria và Sudan. Diễn biến ở Libya là hệ lụy của cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập, trong khi những gì đang xảy ra ở Algeria và Sudan gợi cảm nhận như thể lặp lại chuyện trước kia ở hai quốc gia châu Phi này.

Cũng từ làn sóng biểu tình phản đối quyết liệt của người dân mà giới quân sự ở Algeria và Sudan đã hành động buộc Tổng thống hai nước ấy phải chấm dứt thời kỳ cầm quyền dài nhiều thập kỷ của họ. Ở Sudan thậm chí còn có cuộc đảo chính quân sự và thành lập chính quyền quân sự. Ở Algeria có Tổng thống mới nhưng bộ máy chính thể vẫn cũ. Vậy là ở cả hai nơi, những người biểu tình phản đối chưa đạt được mục tiêu đấu tranh của họ.
Ở những quốc gia trong khu vực này đã từng có Mùa Xuân Ả Rập từ năm 2011, cho đến nay những người làm nên mùa Xuân ấy cũng vẫn chưa đạt được mục đích đề ra của họ. Tunisia hay Ai Cập, Libya hay Yemen, Syria hay ở đâu đó khác... đều chưa có hòa bình, an ninh và ổn định, đều chưa có phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, đều chậm chạp hoặc trì trệ trong quá trình dân chủ hóa. Libya, Syria và Yemen vẫn còn chiến tranh, nội chiến và xung khắc bạo lực. Ai Cập quay về quá khứ nhiều hơn hướng tới tương lai. Tunisia vẫn chập chững với một vài cải cách chính trị.
Các phe cánh ở Algeria, Sudan hay ở các nước châu Phi khác đều đã không thể không rút ra được những bài học cần thiết cho họ từ cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập kia. Bây giờ, họ phải giải quyết những vấn đề như các nước kia đã phải giải quyết từ năm 2011 đến nay và đều phải tránh kết cục như hiện tại ở các nước ấy. Giới quân sự muốn cầm quyền và phe chính thể cũ muốn tiếp tục cầm quyền thì không thể bất chấp và đối địch với dân chúng. Người dân muốn đất nước thật sự thay đổi thì phải đấu tranh cho tới khi có được chính thể mới và lãnh đạo mới. Algeria và Sudan giờ trong cuộc giằng co như thế. Vì kết cục cuối cùng hiện vẫn để ngỏ nên thật sự không ai biết mùa này là mùa nào cho hai nơi này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ