Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ, Anh lên tiếng khi Tổng thống Ukraine mong muốn được hỗ trợ như Israel

Kinhtedothi - Anh và các đối tác như Mỹ, Pháp đã giúp Israel đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Iran, nhưng không thể làm điều tương tự tại Ukraine.

Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby. Ảnh: Getty

Theo đài RT, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ không thể bắn hạ các UAV và tên lửa Nga tại Ukraine, nhưng có thể bảo vệ Israel trước cuộc tấn công của Iran như sự kiện vào cuối tuần trước.

Tại cuộc họp báo hôm 15/4, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby đã nhận được các câu hỏi của phóng viên về việc liệu Mỹ có thể bảo vệ Ukraine như cách mà nước này phối hợp cùng Anh và Pháp giúp Israel chống lại cuộc không kích quy mô lớn của Iran hôm 13/4 hay không.

Quan chức Nhà Trắng cho biết: “Tôi biết câu hỏi này sẽ được đặt ra. Tuy nhiên, đây là các cuộc xung đột khác nhau, không phận khác nhau và bức tranh về mối đe dọa khác nhau. Tổng thống Joe Biden cũng nhấn mạnh quan điểm ngay từ khi chiến sự bùng phát tại Ukraine bắt đầu, đó là Mỹ sẽ không tham gia vào cuộc xung đột này với vai trò là một bên tham chiến”.

Cũng trong ngày 15/4, Ngoại trưởng Anh David Cameron đã nhận được câu hỏi tương tự trong cuộc phỏng vấn với đài LBC News.

 Ngoại trưởng Anh David Cameron. Ảnh: News.sky

Ngoại trưởng Cameron nói rằng việc sử dụng máy bay phản lực của Không quân Hoàng gia Anh để bắn hạ UAV của Nga trên bầu trời Ukraine sẽ dẫn đến 'sự leo thang nguy hiểm' trong cuộc xung đột hiện tại.

"Vương quốc Anh là một trong những nước viện trợ quân sự hàng đầu cho Ukraine. Chúng tôi đã huấn luyện hơn 60.000 binh sĩ Ukraine, và là quốc gia đầu tiên viện trợ quân sự cho Kiev, bao gồm pháo tầm xa, xe tăng…" - ông Cameron cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng tài sản quân sự của Anh trong cuộc đối đầu trực tiếp với Nga. “Thật ra, việc đặt lực lượng NATO trực tiếp xung đột với lực lượng Nga – tôi nghĩ rằng đó sẽ là một sự leo thang căng thẳng” - ông Cameron nói.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Cameron khẳng định điều tốt nhất mà Anh và các nước khác có thể làm để hỗ trợ Ukraine đó là tiếp tục hỗ trợ về tài chính, vũ khí, chứ không phải là trực tiếp tham chiến.

Ngoại trưởng Anh gợi ý rằng, việc dùng các máy bay chiến đấu để đánh chặn UAV và tên lửa sẽ không hiệu quả trên chiến trường Ukraine. Thay vào đó, Kiev cần được chuyển giao các hệ thống phòng không chuyên dụng, cụ thể là các hệ thống phòng không Patriot.

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng 170 UAV và hơn 150 tên lửa các loại nhằm vào Israel. Tehran nói rằng, hành động này nhằm đáp trả việc Israel bị cáo buộc tập kích tòa nhà lãnh sự của Iran ở Syria hồi đầu tháng.

Israel tuyên bố, quân đội nước này cùng với các đồng minh trong khu vực đánh chặn 99% UAV và tên lửa của Iran. Thủ tướng Anh Rishi Sunak xác nhận các máy bay chiến đấu của Anh hỗ trợ bắn hạ một số lượng UAV không xác định của Iran.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nước phương Tây bảo vệ Kiev tương tự như cách nước này hỗ trợ Israel đối phó các cuộc không kích của Iran cuối tuần qua.

Hãng RT đưa tin, nhà lãnh đạo Ukraine đưa ra lời kêu gọi trong một bài viết đăng trên Telegram hôm 15/4. Trong đó, ông Zelensky dành nhiều lời khen cho hành động của các nước đồng minh trong việc giúp đỡ Israel.

Tổng thống Zelensky lưu ý rằng Israel không phải thành viên NATO nên không cần có hành động như kích hoạt Điều 5. Tiếp đó, nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi tập thể phương Tây hỗ trợ cho Ukraine tương tự mức hỗ trợ cho Israel và bảo vệ nước này khỏi các cuộc tấn công tầm xa của Nga. 

Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Mỹ và phương Tây đã cam kết hỗ trợ Kiev chừng nào còn cần thiết trong cuộc chiến với Nga. Tuy nhiên, các nước này cũng nhiều lần từ chối ý tưởng giao chiến trực tiếp với lực lượng Nga.

Ngay cả Chính phủ Pháp - vốn không loại trừ khả năng triển khai quân tới chiến trường Ukraine, cũng nói rõ rằng bất kỳ sứ mệnh nào của quân đội nước này cũng sẽ là hỗ trợ các nhiệm vụ phi chiến đấu của binh sĩ Ukraine, để Kiev có thể gửi thêm quân của mình ra tiền tuyến.

Trong khi đó, Nga coi cuộc xung đột tại Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm do Washington dẫn đầu nhằm vào Moscow. Đồng thời, Nga cảnh báo sẽ coi bất kỳ thiết bị quân sự nào trực tiếp tham gia chiến sự là mục tiêu hợp pháp của quân đội nước này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ