Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ chưa thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ

Kinhtedothi - Kết thúc cuộc điện đàm kéo dài 90 phút hôm 27/5 (giờ Mỹ), Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã chốt được một thỏa thuận sơ bộ về việc nâng trần nợ công.

"Tôi vừa nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống cách đây ít lâu. Sau nhiều tháng lãng phí thời gian… chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận về nguyên tắc, có ý nghĩa với người dân Mỹ" - ông McCarthy, nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa, viết trên Twitter cá nhân.

Những thông tin chi tiết về thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa được công bố, nhưng theo nguồn tin riêng của Reuters, các nhà đàm phán đã chấp nhận giữ khoản chi tiêu quốc phòng ở mức ngân sách năm 2023 trong vòng 2 năm tới, để đổi lấy việc trần nợ công - hiện ở mức 31.400 tỷ USD - sẽ được nâng lên trong khoảng thời gian này.

Thỏa thuận cũng bao gồm việc thu hồi các khoản tiền liên quan đến Covid-19 chưa sử dụng, đẩy nhanh quy trình cấp phép cho một số dự án năng lượng cùng những yêu cầu bổ sung cho các chương trình hỗ trợ lương thực cho người Mỹ gặp khó khăn.

Hơn hết, thỏa thuận về trần nợ sẽ cho phép Bộ Tài chính Mỹ có thể tự do vay trong 2 năm tới trước khi một đợt nâng trần nợ công nữa cần được Quốc hội thông qua. Đây sẽ là chiến thắng quan trọng với đảng Dân chủ và đặc biệt là Tổng thống Biden, bởi nhà lãnh đạo Mỹ sẽ không phải đối mặt với cuộc chiến trần nợ mới trước khi tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 2.

Trong tuyên bố mới nhất hôm 27/5, Tổng thống Biden đã gọi thỏa thuận này là một bước tiến quan trọng, giữa bối cảnh nước Mỹ có nguy cơ vỡ nợ vào ngày 5/6 tới - thời điểm mà Chính phủ Washington được dự báo không còn khả năng thanh toán các hóa đơn. "Thỏa thuận cho thấy sự thỏa hiệp, nghĩa là không phải ai cũng đạt được điều họ muốn. Đó là trách nhiệm của giới chức lãnh đạo" - ông chủ Nhà Trắng nói.

Nhưng để thỏa thuận này có hiệu lực, những điều khoản vẫn cần phải được các nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thuộc hai viện Quốc hội thông qua, chuyển cho Tổng thống Biden ký thành luật trước ngày 5/6. Đây được cho sẽ là gánh nặng mới với cả lãnh đạo hai đảng tại Hạ viện.

Theo CNN, các yêu cầu mới đối với một số chương trình an sinh xã hội vẫn là bế tắc khó giải quyết nhất. Đảng Cộng hòa đã thể hiện lập trường quyết liệt khi cho rằng những người thụ hưởng các chương trình hỗ trợ của Chính phủ cần bị giới hạn. Thỏa thuận hôm 27/5 được cho sẽ đặt ra những giới hạn mới về những người nhận được tem phiếu thực phẩm là những người dưới 54 tuổi và không có con cái. Tuy nhiên, các thành viên đảng Dân chủ coi ý tưởng này là một cuộc tấn công nhằm vào người nghèo.

Một phân tích của New York Times về giới hạn chi tiêu trong thỏa thuận này cũng chỉ ra, việc Quốc hội Mỹ sẽ chỉ giảm chi tiêu liên bang khoảng 650 tỷ USD theo thỏa thuận mới là quá ít để giành được phiếu bầu của những người bảo thủ tại Hạ viện.

Ông McCarthy tuyên bố sẽ cho các thành viên Hạ viện 72 giờ để đọc dự luật trước khi đưa ra bỏ phiếu vào ngày 31/5. Một phụ tá của đảng Dân chủ nói với CNN, Nhà Trắng có kế hoạch họp báo với các đảng viên đảng Dân chủ vào ngày 28/5. Thỏa thuận cũng sẽ cần ít nhất 9 phiếu bầu của đảng Cộng hòa để được thông qua tại Thượng viện.

Để thấy, áp lực đối với các nhà đàm phán ngày càng lớn, khi nền kinh tế số 1 thế giới vẫn chưa thoát khỏi con đường dẫn đến bờ vực vỡ nợ. Tương tự các cảnh báo từ giới chuyên gia, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cũng thừa nhận một kịch bản Mỹ vỡ nợ sẽ là rất thảm khốc, kéo theo hàng loạt rủi ro khác như hàng triệu người thất nghiệp, trợ cấp hưu trí bị ảnh hưởng và một cuộc suy thoái kinh tế khiến thị trường thế giới cũng chao đảo.

Khi nước Mỹ vỡ nợ...

Khi nước Mỹ vỡ nợ...

Mỹ dời hạn vỡ nợ!

Mỹ dời hạn vỡ nợ!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ