Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Năm 2022 giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng

Kinhtedothi - Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, giá các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chính có thể tăng trong năm 2022, khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chi phí logistics chưa thể hạ nhiệt. Việc này sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với ngành chăn nuôi.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu các loại về Việt Nam trong năm 2021 đạt trên 4,93 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2020. Như vậy, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong năm qua cao hơn năm 2020 tới hơn 1 tỷ USD (năm 2020 đạt 3,841 tỷ USD), và là mức cao nhất trong lịch sử nhập khẩu nhóm hàng này.

Chăn nuôi gà đồi tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Bình Minh

Các thị trường chủ yếu cung cấp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho Việt Nam là Argentina, Mỹ, Brazil và EU. Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ Argentina, đạt 1,66 tỷ USD, chiếm 33,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của cả nước, tăng 7,8% so với năm 2020. Tiếp đến thị trường Mỹ, kim ngạch tăng rất mạnh 61,7% so với năm 2020, đạt 817,64 triệu USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu.

Trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ các thị trường chủ đạo đều tăng so với năm 2020. Cụ thể, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Brazil đạt 659,69 triệu USD, chiếm 13,4%, tăng mạnh 68,4% so với năm 2020; nhập khẩu từ thị trường EU đạt 398,25 triệu USD, chiếm 8%, tăng 39,7%; thị trường Đông Nam Á đạt 362,22 triệu USD, chiếm 7,3%, tăng 20,9%.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tính toán, nhu cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt 28 - 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12 - 13 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình 11 - 12%/năm. Trong đó, quá nửa sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (14,5 - 15 triệu tấn) dành cho ngành gia cầm.

Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nhập khẩu làm giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn ở mức cao. Trong khi đó, giá sản phẩm chăn nuôi từ đầu năm đến nay sụt giảm mạnh do nhà hàng, khu công nghiệp giảm tiêu thụ khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có lãi, thậm chí thua lỗ.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, giá các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chính sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chi phí logistics chưa thể hạ nhiệt. Việc này sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với ngành chăn nuôi.

Giải pháp nào cho nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam?

Giải pháp nào cho nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam?

Thuốc nào “hạ nhiệt” giá thức ăn chăn nuôi?

Thuốc nào “hạ nhiệt” giá thức ăn chăn nuôi?

Dự báo giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng: Đâu là giải pháp "ghìm cương"?

Dự báo giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng: Đâu là giải pháp "ghìm cương"?

Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ