Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Năm 2023, sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Kinhtedothi - Ngày 31/1, tại HOSE đã diễn ra lễ đánh cồng khai phiên giao dịch đầu Xuân. Một trong những mục tiêu được cơ quan chức năng đặt ra là sớm nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2023.

Tiếp tục minh bạch, lành mạnh hóa thị trường

Năm 2022 là một năm thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam khi chịu tác động kép cả từ bên ngoài và bên trong. Dù vậy, nền kinh tế vẫn ghi nhận được những kết quả ấn tượng với GDP ước tăng 8,02% so với năm trước, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững ổn định và lạm phát vẫn đang được kiểm soát.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù trải qua nhiều biến động nhưng thị trường vẫn giữ vững sự ổn định nhất định, vận hành an toàn và thông suốt. 

Bước sang năm 2023, bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định, đây là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị… trên thế giới tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, Ủy ban Chứng khoán, các Sở giao dịch, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ kiên trì bám sát các mục tiêu trọng điểm trong năm 2023.

Cụ thể, ngành chứng khoán sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách phát triển thị trường. Rà soát, nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tế phát triển của thị trường chứng khoán.

Đồng thời, đẩy mạnh tái cấu trúc và hoàn thiện các hệ thống nền tảng cho hoạt động tổ chức và vận hành thị trường. Trong số đó, tập trung đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành; tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường chứng khoán và đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn và hiệu quả. Cùng với đó là tăng cường giám sát, thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trên thị trường.

Bên cạnh đó, ngành chứng khoán cũng sẽ tập trung tăng cường tuyên truyền, củng cố niềm tin của nhà đầu tư với các giải pháp như: phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm quy định, tung tin đồn thất thiệt trên thị trường chứng khoán, bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư; tăng cường thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tới công chúng đầu tư, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn; tăng cường đào tạo, nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư khi tham gia thị trường.

Về nâng hạng thị trường chứng khoán, bà Vũ Thị Chân Phương cho biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế và chủ động đề xuất Bộ Tài chính tổ chức trao đổi với các bộ, ngành liên qua để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi theo kế hoạch đã đặt ra.

“Quay xe” ngoạn mục phiên cuối tháng

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngược dòng khá ngoạn mục trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1. VN-Index mở cửa lùi về dưới mốc tham chiếu trước áp lực cung dâng cao. Đà giảm nới rộng sang phiên chiều, có thời điểm chỉ số chính đã đánh mất hơn 10 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền dần nhập cuộc sau 14h tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến thị trường trở nên sôi động và đóng cửa tăng điểm tích cực.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,61 điểm (+0,78 %) lên 1.111,18 điểm. Thanh khoản trên HoSE gần như đi ngang so với phiên trước với tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt 13.601 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại bất ngờ bán ròng với tổng giá trị lên tới 116 tỷ đồng trên toàn thị trường sau 6 phiên mua ròng mạnh mẽ . Lực bán của nhà đầu tư ngoại tâm điểm "xả" mạnh VNM, ST8 trong khi mua ròng HPG, SSI. Trên HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 119 tỷ đồng

Tại chiều bán, VNM bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 157 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ST8 xếp tiếp theo danh sách bán ròng mạnh trên HoSE với 80 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng bán ròng cổ phiếu DGC và VHM với giá trị lần lượt 63 tỷ và 36 tỷ đồng. Ngược lại, HPG tiếp tục là lựa chọn ưa thích khi được mua ròng mạnh nhất phiên hôm nay với giá trị 173 tỷ đồng; theo sau 2 cổ phiếu chứng khoán là SSI, HCM cũng được mua ròng hơn 23 tỷ đồng mỗi mã.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ