Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nam bệnh nhân 30 tuổi mắc liên cầu lợn vì ăn tiết canh

Kinhtedothi - Sau khi ăn tiết canh khoảng 3 ngày, người đàn ông bị sốt cao, rét run, đau mỏi người, xuất huyết dưới da toàn than và phải nhập viện cấp cứu.

 Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, một nam bệnh nhân, 30 tuổi, ở Lào Cai, nhập viện đêm 5/9 trong tình trạng suy gan, suy thận, rối loạn đông máu.
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nam bệnh nhân này nhập viện trong trạng thái tỉnh táo. Theo lời kể của bệnh nhân, gia đình tổ chức mổ lợn sạch, đánh tiết canh để ăn mừng ngày 2/9, có rủ thêm khoảng 20 người khác cùng tham gia. Song sau khi ăn khoảng 3 ngày, người đàn ông bị sốt cao, rét run, đau mỏi người, xuất huyết dưới da toàn thân. Bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai khám, sau đó được chuyển cấp cứu tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. 
Bác sĩ Phạm Văn Phúc - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng suy gan, suy thận và có rối loạn đông máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy, nam bệnh nhân còn bị nhiễm trùng máu, tình trạng bệnh rất nặng. May mắn, bệnh nhân được đưa đi điều trị kịp thời, bệnh chưa biến chứng tới não và gây hoại tử.
Sau một ngày điều trị, hiện tình trạng người bệnh ổn định, được theo dõi sát tại khoa Hồi sức tích cực. Nguyên nhân là người bệnh vẫn có nguy cơ trở nặng trong thời gian tới.
Bác sĩ Phúc cũng thông tin, liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gram dương, thường cư trú ở đường hô hấp trên, ví dụ mũi, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Vi khuẩn này có khả năng gây bệnh cho lợn và người. Bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín. “Người nhiễm liên cầu lợn có thể bị nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa, sốt, xuất huyết, viêm màng não. Khi trở nặng, bệnh gây sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy hô hấp, suy đa tạng dẫn tới tử vong. Bệnh trở nặng rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc nổi các ban trên người. Điều trị bệnh liên cầu lợn rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa hồi sức tích cực trong vài tuần. Nếu nhập viện trong tình trạng nặng, người bệnh có thể bị hoại tử da, đầu tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể ví dụ điếc tai, ngón tay phải cắt cụt, tháo cụt, rất nặng nề” – bác sĩ Phúc cảnh báo.
 Nếu nhập viện trong tình trạng nặng, người bệnh có thể bị hoại tử da, đầu tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể ví dụ điếc tai, ngón tay phải cắt cụt, tháo cụt, rất nặng nề.
Bệnh liên cầu lợn xuất hiện nhiều vào dịp Tết do văn hóa, tập quán ăn thịt lợn và tiết canh ở một số vùng miền. Một số người dân có quan niệm cho rằng lợn của nhà nuôi rất sạch, không bị nhiễm bệnh, có thể đánh tiết canh để ăn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm do lợn nuôi sạch không đồng nghĩa với vi khuẩn gây bệnh không tồn tại trong lợn. Liên cầu khuẩn lợn đôi khi không gây bệnh trên con vật, song có thể gây bệnh với người có sức đề kháng không tốt.
“Vì vậy, người dân không nên giết mổ lợn khi không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP), ăn thịt lợn sống, chưa chín kỹ hoặc sử dụng các món tái, tiết canh sống. Người dân không mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lơn nên được nấu chín ở trên 70 độ C. Sau khi chế biến thịt lợn, mọi người cần vệ sinh, khử khuẩn tay và các dụng sạch sẽ để đảm bảo phòng bệnh” - bác sĩ Phúc khuyến cáo.
Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì vậy, để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, người dân cần thực hiện các biện pháp như bảo đảm ATTP, Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Người dân không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Mỗi người thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Người dân tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Đặc biệt, khi có biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ