Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nắm chắc các nhân tố tạo sự tăng trưởng

Kinhtedothi - Sáng 30/3 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018, tại Hà Nội. Trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội quý I/2018, Bộ KH&ĐT đã triển khai xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2018.

Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tình hình kinh tế - xã hội quý I/2018 nhiều tín hiệu tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định. Tình hình sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực đều có sự phát triển và tương đối đồng đều ở tất cả các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, thách thức đến từ cả phía ngoài nước và trong nước.
Trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội quý I/2018, tổng hợp tình hình và năng lực sản xuất các ngành, lĩnh vực theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, dự báo một số diễn biến kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian tới, Bộ KH&ĐT đã triển khai xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2018.
 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị 
Kịch bản 1 tương ứng với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 ở mức cao (6,7%) theo Nghị quyết của Quốc hội và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018. Với mức tăng trưởng dự báo của quý I là 7,47%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10,83% và khu vực dịch vụ đạt 6,38%, đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp đều phải nỗ lực, cố gắng.
“Mục tiêu này ở mức cao theo Nghị quyết của Quốc hội và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đề ra. Đây là kịch bản phấn đấu và có thể đạt được”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho biết. Theo kịch bản này, các ngành, các cấp cần kiên trì, kiên định thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời có sự theo dõi chặt chẽ những diễn biến cụ thể từng tháng, từng quý của ngành, lĩnh vực và từng sản phẩm để có những giải pháp và đối sách phù hợp, tận dụng triệt để những thuận lợi và cơ hội cả ở trong và ngoài nước đem lại để phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực.
Kịch bản 2 được xây dựng với mức tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 6,8%. Về cơ bản, kịch bản 2 được xây dựng bám sát theo kịch bản 1 (6,7%), trong đó chỉ thay đổi tăng trưởng của ngành công nghiệp, do xét thấy xu hướng tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là khá tốt.
Bộ KH&ĐT cho rằng, trong trường hợp không có biến động tiêu cực lớn xảy ra, bối cảnh trong nước và quốc tế thuận lợi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khởi sắc, đăng ký doanh nghiệp tăng mạnh và đưa vào hoạt động được các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo lớn vào hoạt động thì mức độ đóng góp của ngành này trong tăng trưởng chung GDP của cả nước sẽ được cải thiện vượt bậc.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cũng cho rằng kịch bản tăng trưởng cao hơn (6,8%) được xây dựng với ý nghĩa để so sánh, đối chiếu với kịch bản cao (6,7%) và cũng định hướng mục tiêu phấn đấu của các ngành, các cấp.
Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng, Bộ KH&ĐT đưa ra một số lưu ý, thứ nhất, Luật hỗ trợ DNVVN qúa trình còn chưa hoàn thiện. Thứ hai, việc cấp phép đầu tư cho dự án có quy mô còn mất nhiều thời gian. "Ví dụ như trường đua Vĩnh Phúc đến nay vẫn chưa quyết được”, Thứ trưởng Lê Quanh Mạnh cho biết.
Thứ ba, một số mặt hàng thiếu hụt giữa cung và cầu ảnh hưởng đến 1 số khu vực như thiếu cát đẩy cao chi phí ngành xây dựng đbiet khu vực ĐBSCL.
Thứ tư, phối hợp giữa sản xuất ngành điện khí và than, sản phẩm nông nghiệp còn chưa gắn chuỗi giá trị.
Thứ năm, xu hướng bảo hộ của 1 số thị trường đã ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam như thép cuộn của Mỹ. Thứ sáu, thị trường nội địa còn dư địa lớn nhưng chưa được khai thác, hệ thống phân phối bán lẻ chưa về được nông thôn.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cho rằng, muốn đạt được kịch bản tăng trưởng phải trông chờ vào sản xuất và kinh doanh. Các nhân tố tăng trưởng ở đây là XK, tiêu dùng trong nước và đầu tư.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần kiểm soát nắm chắc quá trình tăng trưởng, đây là điểm mới của điều hành Chính phủ mà chúng ta đã làm từ quý III năm 2017. “Năm nay, chúng ta đã tiến hành ngay từ quý I năm 2018. DN nắm chắc nhưng các địa phương có năm chắc các nhân tố tạo tăng trưởng? Đồng thời nắm được những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải hay không”, từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải nắm chắc các nhân tố tạo sự tăng trưởng, nắm chắc tình hình SXKD của DN, diễn biến các sản phẩm chủ lực để có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ