Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nạn đói, thất nghiệp gia tăng ở Afghanistan

Kinhtedothi - Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy, tỷ lệ người Afghanistan không có khả năng mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm đã tăng gấp đôi kể từ khi Taliban tiếp quản đất nước vào 8/2021.

Khảo sát Phúc lợi Afghanistan được thực hiện trong giai đoạn từ 10/2021 đến 12/2021, thông qua điện thoại. 70% số người tham gia khảo sát cho biết gia đình của họ không đủ khả năng kinh tế để đảm bảo nhu cầu thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Con số này  tăng 35% so với giai đoạn tháng 5/2021.

Khảo sát cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình Afghanistan chuyển sang mua sắm thực phẩm chất lượng thấp hơn hoặc giá rẻ đã tăng từ 56% lên 85% so với giai đoạn tháng 7- 8 năm 2021. Gần một nửa số hộ gia đình cũng cho biết, lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày đã giảm đi, tăng tỷ lệ gần ¼ so với tháng 7-8 năm 2021.

Ngân hàng Thế giới cho rằng, tỷ lệ đói nghèo tăng mạnh là do các điều kiện kinh tế nói chung chứ không phải do "các hành động cụ thể của chính quyền lâm thời đưa ra", đặc biệt là do sự sụt giảm việc làm trong khu vực công.

Sau 7 tháng kết thúc chiến tranh, chính quyền của Taliban vẫn chưa nhận được sự công nhận của quốc tế sau khi lên nắm quyền từ tháng 8-2021. Các viện trợ tài chính chiếm hơn 70% chi tiêu của chính phủ đã bị cắt giảm và khoảng 9 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Afghanistan đã bị đóng băng. Nhiều thủ lĩnh Taliban vẫn chịu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên Hợp quốc.

Những điều này đã khiến nền kinh tế của Afghanistan rơi tự do, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà Liên Hợp quốc cho rằng đã đẩy hơn một nửa dân số 39 triệu người của Afghanistan đến bờ vực của nạn đói.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy khoảng 1/5 người Afghanistan đang tìm kiếm việc làm trong khoảng tháng 10-12 năm 2021, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân của nạn thất nghiệp phần lớn là do sự sụt giảm việc làm trong quân đội, cảnh sát và các dịch vụ an ninh khác. 

Bất chấp những lo ngại của phương Tây rằng phiến quân Hồi giáo Taliban sẽ làm gia tăng bất bình đẳng với nữ giới, cuộc khảo sát cho biết, tỷ lệ đi học của cả nam và nữ trên toàn quốc trong độ tuổi 6-18 đã tăng trong tháng 10-12 năm 2021 so với cùng kỳ năm 2019.

Tỷ lệ hộ gia đình cho trẻ em trai đến trường tăng từ 63% lên 73%, trong khi tỷ lệ trẻ em gái tăng từ 44% lên 54%. Tỷ lệ hộ gia đình thành thị cho trẻ em gái đi học không đổi ở mức 53%. Tuy nhiên, số lượng gia đình chỉ cho trẻ em gái đi học tiểu học đã tăng từ 5% lên 19%.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ