Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nắng nóng, thực phẩm giải nhiệt đắt khách, người bán "hốt bạc"

Kinhtedothi - Những ngày qua, người dân Hà Nội đang phải chịu đựng nắng nóng lên tới hơn 40 độ C khiến các loại nước giải khát, thực phẩm giải nhiệt… đắt khách. Người bán thu tiền triệu mỗi ngày.

Nước giải khát cháy hàng

Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế&Đô thị tại một số tuyến phố ở Hà Nội như: Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà, Chùa Bộc, Lê Duẩn, Kim Liên…, những quán bán nước dừa, mía luôn đông khách.

Chị Thu Nga, bán nước mía trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) cho biết, ngày hôm qua khi nắng nóng lên đến đỉnh điểm, chỉ trong một buổi sáng đã bán hết 50 cây mía. Hiện, nước mía có giá 10.000 đồng/cốc, nếu mua theo lít có giá 25.000 đồng/lít, nếu mua từ 4 lít trở lên giá 20.000 đồng/lít. “Trong những ngày nắng nóng, lượng khách tăng gấp 3 - 4 lần bình thường, mỗi ngày bán được 200 cốc nên lãi cả triệu đồng, vì vậy mặc dù thời tiết nóng bức nhưng vẫn cố đứng ra vỉa vè quay nước mía”, chị Nga cho chia sẻ.

Không chỉ nước mía mà mặt hàng dừa quả cũng đang “cháy hàng”, chị Nguyễn Thị Minh, chủ một hàng dừa quả bán buôn, bán lẻ tại đường Xã Đàn (Đống Đa) cho biết, mỗi ngày gia đình bán được hàng trăm quả dừa xiêm xanh Bến Tre, giá bán buôn khoảng 15.000 - 17.000đồng/quả, bán lẻ 20.000 - 25.000đồng/quả. Ngoài ra, cửa hàng còn chặt dừa sẵn cho vào chai nhựa bán với giá 20.000đồng/chai.

Cửa hàng nước mía trên đường Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa).

Ngoài mía, nước dừa, các loại ước ép hoa quả sẵn như cà rốt, dứa, ổi… cũng được dịp hốt bạc vào những ngày này bởi sức tiêu thụ mạnh, giá bán không đắt chỉ từ 10.000-20.000đồng/cốc, nếu mua nước dứa ép theo lít có giá từ 37.000-40.000đồng/chai.

Chị Oanh bán nước ép tại ngõ 234 Hoàng Quốc Việt cho biết, chị bán hàng từ sáng sớm đến tận đêm, nhưng đông khách nhất là vào buổi chiều phải huy động thêm vài nhân lực ra phụ giúp.

Những ngày này các cửa hàng kinh doanh kem cũng rất đắt khách do mức giá khá bình dân, phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng, hiện kem đậu xanh, sữa dừa nhãn hiệu Vinamilk, Thủy Tạ giá 7.000-10.000đồng/que, kem hộp 45.000 - 47.000đồng/hộp 450g. Cùng với các thức uống quen thuộc, thị trường năm nay ghi nhận sự xuất hiện của nhiều loại nước giải khát đóng chai mới nguồn gốc tự nhiên, có tính mát, thanh nhiệt, giải độc… như nước dứa, mận, dưa gang... Hay nước uống thảo dược có tính mát, giải nhiệt trong mùa nóng như: bông atisô, rong biển, hoa cúc, sương sáo, sương sâm, la hán quả...

Thực phẩm giải nhiệt lên ngôi

Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm nên các mặt hàng thực phẩm ăn uống có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể cua, ngao, hến, trai, mướp, bí xanh, rau xanh, hoa quả... tiêu thụ mạnh nhưng giá không tăng.

Dạo qua một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng), Thành Công (Ba Đình), Kim Liên (Đống Đa)… cho thấy, nắng nóng nên nhu cầu mua thủy, hải sản, nhất là cua đồng tăng gấp 2 - 3 lần so với tuần trước; Sức mua tăng cao dẫn đến cung không đủ cầu khiến giá bán mặt hàng này tăng đáng kể.

Chị Kim Nga kinh doanh thủy sản tại chợ Kim Liên (quận Đống Đa) cho biết, những ngày này giá bán cua đồng tự nhiên đã tăng 25.000 - 30.000đồng/kg, hiện dao động ở mức 200.000 - 230.000đồng/kg, riêng cua nuôi giá bán rẻ hơn có giá thấp hơn từ 170.000 - 180.000đồng/kg, cua làm sạch, xay nhỏ 250.000 - 300.000đồng/kg. Mặt hàng thủy, hải sản cũng thu hút nhiều người mua, hiện ngao nuôi, trai, trùng trục tăng nhẹ 3000-4000đồng/kg, hiện ngao nuôi được bán với giá 25.000 -27.000đồng/kg (tăng 3000 đồng/kg), trai 12.000 - 15.000đồng/kg, trùng trục 20.000-23.000đồng.

Người tiêu dùng mua rau xanh tại chợ Kim Liên (Đống Đa).

Trong khi thủy sản hút khách thì mặt hàng thịt lợn, thịt bò lại rơi vào tình trạng ế ẩm. Chị Nguyễn Thị Hương, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở chợ Thái Hà (Đống Đa) cho biết, những ngày vừa qua thời tiết nắng nóng, lượng khách đến mua thịt lợn giảm hẳn. Vì vậy, gia đình cũng đã giảm lượng thịt nhập vào từ 60kg/ngày xuống còn 40kg/ngày. Cũng theo chị Hương, đợt nắng nóng này, duy nhất chỉ có xương sườn là bán chạy, bởi, các bà nội trợ sử dụng để nấu canh chua nên giá cả tăng nhẹ. Hiện, xương sườn loại ngon có giá 180.000-220.000đồng/kg, cao hơn từ 10.000-15.000đồng so với thời điểm trước nắng nóng.

Trong khi một số mặt hàng thủy sản, thực phẩm tăng giá thì các mặt hàng rau xanh như: mùng tơi, rau đay, mướp, bí bầu, rau muống, cải xanh... giá vẫn ổn định, không tăng.

Hiện rau bầu đất, bí xanh, bí đỏ 25.000đồng/kg, rau lang, rau muống, cải canh, cải ngọt, mùng tơi, rau đay 15.000đồng/mớ, mướp hương: 30.000 đồng/kg, rau ngót 20.000 đồng/mớ, cà chua 25.000đồng/kg…

Cùng với mặt hàng thực phẩm, các loại hoa quả tiêu thụ cũng khá mạnh. Các tiểu thương kinh doanh hoa quả tại chợ Thành Công (Ba Đình) cho biết nắng nóng lượng tiêu thụ dưa hấu, dưa lê cao gấp 2 lần so với những ngày bình thường, các loại hoa quả như cam, bưởi đang bán rất chạy. Sức tiêu thụ tăng mạnh nhưng giá bán không tăng, hiện dưa hấu từ 15.000-20.000đồng/kg, cam vỏ xanh 55.000-60.000đồng/kg, bưởi da xanh từ 55.000-60.000đồng/kg.

Lý giải nguyên nhân khiến mặt hàng rau xanh không tăng giá mặc dù sức mua tăng cao, các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này tại hệ thống chợ truyền thống có chung ý kiến, giá tăng ít hoặc giữ ổn định là do nguồn cung dồi dào, các mặt hàng rau xanh: bí, bầu, mướp, trái cây đang vào vụ thu hoạch nên giá cả không biến động.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng cũng là thời điểm phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ khi có nhu cầu sử dụng các thực phẩm giải nhiệt cũng cần chú ý chọn mua ở những cửa hàng có uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ