Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga công bố tập trận hạt nhân "dằn mặt" NATO?

Kinhtedothi - Cuộc tập trận được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố chỉ vài ngày sau khi NATO tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân ở Tây Âu.

Nga đã tiến hành các cuộc tập trận của lực lượng răn đe chiến lược bao gồm các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và hành trình từ các bệ phóng trên không, trên biển và trên bộ, RT dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars được phóng trong một cuộc thử nghiệm từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Arkhangelsk phía Bắc, Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Thời điểm sít sao

Cuộc tập trận được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố chỉ vài ngày sau khi NATO tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân ở Tây Âu. "Trong quá trình diễn ra cuộc tập trận chỉ huy và kiểm soát, Lực lượng vũ trang đang thực hiện các nhiệm vụ tấn công hạt nhân hàng loạt bằng các lực lượng răn đe chiến lược để đáp trả một cuộc tấn công nguyên tử của kẻ thù", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov cho biết hôm 29/10.

Theo một tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc tập trận bao gồm việc triển khai một tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars từ Sân bay vũ trụ Plesetsk tại bãi thử Kura ở Kamchatka.

"Các tên lửa đạn đạo Sineva và Bulava đã được phóng từ tàu ngầm tên lửa chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân Novomoskovsk ở Biển Barents và từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Knyaz Oleg ở Biển Okhotsk,” Bộ này cho biết thêm. “Máy bay tầm xa Tu-95MS cũng tham gia cuộc tập trận, phóng tên lửa hành trình.”

Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận được điều hành từ Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia và nhằm mục đích kiểm tra mức độ sẵn sàng của lực lượng răn đe chiến lược. Mọi mục tiêu đều “hoàn thành đầy đủ, mọi tên lửa đều được phóng thành công,” tuyên bố có đoạn. 

Đề cập tới cuộc tập trận vào đầu ngày 29/10, Tổng thống Putin cho biết vũ khí hạt nhân là “biện pháp cực đoan, đặc biệt để đảm bảo an ninh quốc gia”. Ông cũng tiết lộ rằng lực lượng răn đe chiến lược sẽ sớm nhận được các bệ phóng tên lửa, tàu ngầm và máy bay ném bom mới và được nâng cấp.

“Với sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro bên ngoài mới, điều quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại luôn sẵn sàng chiến đấu,” Tổng thống Nga cho biết.

Các cuộc tập trận hạt nhân của Nga diễn ra sau cuộc tập trận "Steadfast Noon" của NATO, bắt đầu vào ngày 14/10 và có sự tham gia của 13 thành viên của khối do Mỹ dẫn dắt, với khoảng 2.000 quân nhân và 60 máy bay.

Cuộc tập trận này huấn luyện các thành viên NATO châu Âu triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp theo thỏa thuận "chia sẻ hạt nhân" của khối.

Tín hiệu từ Nga

Theo Reuters, kể từ khi xung đột nổ ra, ông Putin đã gửi một loạt tín hiệu rõ ràng tới phương Tây, bao gồm cả việc thay đổi lập trường của Nga về các hiệp ước hạt nhân lớn và tuyên bố triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật tới nước láng giềng Belarus.

Hãng tin RT cho hay, những thay đổi được đề xuất đối với học thuyết hạt nhân của Nga được công bố vào tháng trước sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ hạt nhân của Moscow sang Belarus và định nghĩa một cuộc tấn công thông thường của một quốc gia phi hạt nhân - chẳng hạn như Ukraine - được các cường quốc hạt nhân hậu thuẫn là một "cuộc tấn công chung" có thể kích hoạt việc sử dụng biện pháp răn đe chiến lược.

NATO khẳng định không bị đe dọa bởi các mối đe dọa của Nga.
Tổng thống Putin từng khẳng định Nga không cần viện đến vũ khí hạt nhân để giành chiến thắng ở Ukraine. Hiện, Nga là cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Nga và Mỹ hiện kiểm soát 88% đầu đạn hạt nhân của thế giới. 

Cơ hội thể hiện "sức mạnh ngoại giao" của Nga

Cơ hội thể hiện "sức mạnh ngoại giao" của Nga

Ông Putin hy vọng phương Tây lắng nghe cảnh báo của Nga

Ông Putin hy vọng phương Tây lắng nghe cảnh báo của Nga

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ