Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga lập căn cứ quân sự mới, nhằm tia "mỏ dầu" Bắc Cực

Kinhtedothi - Tổng thống Nga Vladimir Putin từng mô tả Bắc Cực là "khu vực quan trọng nhất đối với tương lai của Nga".

Chỉ cách 6 múi giờ về phía đông Thủ đô Moscow, trên khung cảnh băng giá của Quần đảo Siberia mới, một khu quân sự mới đang hình thành.

Khu quân sự "Cỏ ba lá"

Căn cứ quân sự phía Bắc trên đảo Kotelny là một trong những tiền đồn quân sự mới nhất của Nga. Khu phức hợp hình cỏ 3 lá - được sơn theo 3 màu quốc kỳ Nga – có thể chứa tới 250 quân nhân, đồng thời có đủ nguồn cung cho đội ngũ này sống và hoạt động trong hơn một năm, mà không cần tiếp xúc thế giới bên ngoài.

 

Thuộc trong khung cảnh rộng lớn với màu trắng chói lòa phía trên Vòng Bắc Cực, căn cứ Kotelny gần Alaska hơn so với Moscow. Đây là một trong 3 căn cứ mới của Nga trên vĩ tuyến 75, một phần trong nỗ lực lớn của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm “uốn cong cơ bắp” quân sự của nước nnày trên bờ biển Bắc Cực.

Quân đội Nga cho biết họ đã xây dựng được 475 cứ điểm quân sự trong 6 năm qua, trải dài từ biên giới phía tây với NATO đến Eo biển Bering phía đông.

Hạm đội phương Bắc của Nga chuyển đến căn cứ này vào năm 2016. Ở đó, các nhân viên quân sự không phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Cực trừ khi làm nhiệm vụ. Căn cứ "khép kín" có các khu dân cư và khu vực quân sự được kết nối với nhau.

"Căn cứ có nhiệm vụ kiểm soát radar, giám sát không phận, bảo vệ Tuyến đường Biển Bắc và hạn chế ô nhiễm môi trường", Thiếu tá Vladimir Pasechnik, chỉ huy của nhóm chiến thuật Cỏ Ba lá phía Bắc trên đảo Kotelny cho biết.

Căn cứ này đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển và hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, có thể hoạt động ở nhiệt độ dưới -50 C. Quân đội Nga có kế hoạch tăng cường hơn nữa vị trí của mình ở Bắc Cực bằng cách thử nghiệm phiên bản mới của hệ thống phòng không S-400. Nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ lợi ích của Nga trong một khu vực đang nhanh chóng trở thành điểm nóng địa chính trị trong số các quốc gia có yêu sách đối với các vùng lãnh thổ Bắc Cực. Nga sở hữu khoảng 50% diện tích bờ biển Bắc Cực.

Tuyến đường "huyết mạch"

“Cuộc đua” đến Bắc Cực đang nóng lên, do trữ lượng dầu khí khổng lồ ước tính của khu vực dự kiến ​​sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn khi biến đổi khí hậu đẩy nhanh tốc độ băng tan tại đây.

Tổng thống Putin đã mô tả Bắc Cực là "khu vực quan trọng nhất đối với tương lai của Nga" và thiết lập Bộ Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực mới. Trong một sắc lệnh ban hành ngay sau khi nhậm chức năm 2018, ông Putin đã ra lệnh tăng gấp 10 cơ sở vật chất cho quá trình vận chuyển thông qua Tuyến đường biển phía Bắc vào năm 2024.

Nga cũng đang siết chặt khu vực này, vốn thuộc Vùng đặc quyền kinh tế Nga và giúp giảm 40% thời gian vận chuyển từ châu Âu sang châu Á so với tuyến kênh đào Suez. Tháng này, Moscow tuyên bố rằng các tàu nước ngoài đi qua sẽ phải thông báo trước 45 ngày, có 1 phi công Nga trên tàu và tăng phí quá cảnh.

Cuộc đua của Nga đến Bắc Cực phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư của Trung Quốc và việc vận chuyển nhanh qua tuyến đường biển phía Bắc đặc biệt hấp dẫn đối với Bắc Kinh. Hiện nay, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Moscow đối với các chuyến hàng trên Biển Bắc.

Hầu hết các tàu thuyền đi qua Tuyến đường biển phía Bắc có nguy cơ bị mắc kẹt trong băng dày. Hiện Nga hiện là quốc gia duy nhất có hạm đội phá băng hạt nhân hoạt động. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ thay đổi sớm khi Trung Quốc tháng trước công bố kế hoạch xây dựng tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của riêng mình.  

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ