Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga quyết kiềm chế lạm phát trước cuộc bầu cử Tổng thống 2024

Kinhtedothi - Điện Kremlin đang tăng cường các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát nhằm ổn định kinh tế.

Trước khi cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 3/2024, Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát, khi giá cả hàng hóa tăng vọt và các nhà kỹ trị đang tìm cách hạn chế sự suy yếu của đồng rúp Nga.

Điện Kremlin đang tăng cường các biện pháp đặc biệt để giảm bớt gánh nặng cho người Nga, với việc ông Putin tuyên bố nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại sau hai năm gặp khó trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Người dân Nga đang phải chật vật với lạm phát. Ảnh: The Financial Times

Hiện tại, Moscow đã áp dụng nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát như: chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương, hạn chế các công ty phương Tây rời khỏi đất nước, cũng như các biện pháp quyết liệt để giám giá trứng.

Vào thứ Năm tuần trước, trong cuộc họp báo của mình, ông Putin đã nhấn mạnh những áp lực mà người tiêu dùng đang gặp phải, trong đó đề cập đến những khó khăn do giá trứng tăng cao. Người đứng đầu Điện Kremlin cho biết chính phủ cần có những biện pháp kịp thời để giải quyết tình trạng này.

Cũng tại cuộc họp này, Bộ Nông nghiệp Nga tuyến bố sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với trứng và đẩy mạnh nhập khẩu từ các quốc gia thân thiện với Nga.

Đến thứ Hai, Điện Kremlin cho biết cuộc họp báo này đã phát huy tác dụng trong việc hạ giá trứng, vốn đã tăng 43% trong năm nay. Trước đó, theo dữ liệu của ngân hàng trung ương, tính đến 18/12, giá trứng đã tăng 4,6% trong tuần, nhanh hơn so với một tuần trước đó.

Alexandra Prokopenko, một thành viên tại Trung tâm Eurasia Carnegie Russia ở Berlin, cho biết: “Chính quyền Nga đang cố gắng đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của đất nước trước đợt bầu cử tổng thống sắp tới”.

Thu nhập từ quốc phòng và xuất khẩu năng lượng cao đang thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga trong năm nay. Điều nay giúp ông Putin tự tin dự đoán rằng Moscow sẽ đạt mức tăng GDP 3,5% trong năm nay, sau khi giảm 2,1% vào năm ngoái.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đang quá nóng do phụ thuộc vào nhập khẩu, đồng thời những hạn chế trong tiếp cận thị trường toàn cầu đã thúc đẩy lạm phát.

Vào tuần trước, khi tăng lãi suất cơ bản lên 16%, ngân hàng trung ương Nga cho biết rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây là yếu tố chính thúc đẩy lạm phát hiện ở mức 7,5%.

“Hạn chế tài chính và thương mại bên ngoài đã khiến chuỗi hậu cần và hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu gặp khó, đồng thời làm suy giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu của Nga” – Ngân hàng cho biết.

Lạm phát tại Nga được thúc đẩy bởi tỷ giá hối đoái. Cụ thể, xuất khẩu ít hơn đồng nghĩa với việc Moscow nhận được ít ngoại tệ hơn để thanh toán cho hàng nhập khẩu được sử dụng trong sản xuất thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.

Vào hôm thứ Hai, ngân hàng trung ương cho biết kỳ vọng lạm phát vào năm 2024 đã tăng lên đến 14,2%, mức cao nhất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra.

Một số cơ quan trong lĩnh vực bao bì, hàng gia dụng cho biết giá đã tăng đang kể so với chỉ một tháng trước đó, trong đó giá các cây Giáng sinh nhân tạo đã cao hơn 15% so với năm ngoái.

Lạm phát được cảm nhận tại Nga thậm chí còn lớn hơn so với những con số chính thức. Trong một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương, các hộ gia đình cho biết lạm phát đã lên tới 17%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.

Konstantin Sonin, nhà kinh tế học tại Đại học Chicago, cho biết áp lực giá sẽ buộc các quan chức dưới quyền ông Putin phải tìm ra nhiều biện pháp quyết liệt hơn để kiềm chế lạm phát.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ