Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga tiết lộ kế hoạch phóng tên lửa liên lục địa trong  năm 2024

Kinhtedothi - Bộ Quốc phòng Nga thông báo, Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga có kế hoạch tiến hành 7 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong năm 2024.

Nga có kế hoạch tiến hành 7 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong năm 2024. Ảnh: Anews

"Năm nay, Lực lượng Tên lửa chiến lược có kế hoạch tiến hành 7 vụ phóng ICBM. Trong 5 năm qua, Lực lượng Tên lửa chiến lược đã thực hiện hơn 20 vụ phóng ICBM như một phần trong cuộc thử nghiệm các hệ thống tên lửa tiên tiến và tập trận nhằm quản lý hiệu quả hệ thống vũ trang Nga" - Sputnik dẫn tuyên bố được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm 7/1.

Được biết, Nga thường thông báo cho Mỹ về các vụ phóng ICBM hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM)  trước ít nhất 24 giờ và Washington cũng hành động tương tự khi có kế hoạch phóng ICBM. Nga và Mỹ hiện đang là hai quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

Quá trình hiện đại hóa lực lượng răn đe hạt nhân của Nga đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ ruble trong trong thập kỷ qua. Chương trình này bao gồm việc thay thế các tên lửa cũ bằng ICBM Yars và Sarmat, SLBM RSM-56 Bulava và tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik, cũng như các vũ khí chiến lược phóng từ tàu và trên không bằng các tên lửa siêu thanh có thể trang bị vũ khí hạt nhân, cơ động như Zircon, Kinzhal và Avangard.

Tháng 11/2023, Bộ Quốc phòng Nga thông báo tàu ngầm hạt nhân mới Hoàng đế Alexander III của họ đã phóng thành công tên lửa liên lục địa Bulava. Tên lửa được phóng từ biển Trắng, khu vực ngoài khơi phía bắc của Nga, và đã bắn trúng mục tiêu cách đó hàng nghìn km trên bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông.

Theo học thuyết hạt nhân của Nga, Moscow sẽ không sử dụng bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào trừ khi nước này bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, hoặc trong trường hợp đe dọa đến sự tồn vong quốc gia.

Vào tháng 2 năm ngoái, Nga đã đình chỉ việc tham gia vào Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (NEW START) với Mỹ.

Hiệp ước New START được ký kết tại Praha vào năm 2010, có hiệu lực vào năm 2011 và được gia hạn thêm 5 năm từ 2021 ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.

New START giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga có thể triển khai, việc triển khai các tên lửa phóng trên bộ và từ tàu ngầm, cũng như số lượng máy bay ném bom triển khai loại vũ khí này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ