Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga - Ukraine sẽ đàm phán chấm dứt xung đột vào cuối năm 2024?

Kinhtedothi - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều tin rằng các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev có thể diễn ra sớm nhất trong năm nay. 

Báo El Pais của Tây Ban Nha ngày 10/7 đưa tin, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đưa ra tuyên bố trên trong các bức điện ngoại giao gửi tới Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: PBS News

Theo tờ El Pais, Thủ tướng Orban đã được một số nhà lãnh đạo EU yêu cầu giải thích về các cuộc gặp gần đây giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Trong bối cảnh giới chức Mỹ đang bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, ông Orban được cho là nhận định rằng đã đến lúc cần có "một sáng kiến của châu Âu" để giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine và Washington có thể ủng hộ sáng kiến này.

"Tôi đưa ra ý tưởng rằng tổng thống Mỹ mới đắc cử sẽ phải đối mặt với áp lực phải đưa ra một kết quả chính trị nhanh chóng, ngay cả trước khi nhậm chức. Một lệnh ngừng bắn trước khi nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, cũng như các cuộc đàm phán hòa bình nhanh chóng và chi tiết có thể mang lại lợi ích cho chính quyền mới" - nhà lãnh đạo Hungary cho biết thêm.

Thủ tướng Orban lưu ý thêm rằng mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình "không đưa ra bình luận nào về khả năng xảy ra kịch bản này", nhưng ông vẫn xem  Trung Quốc là "một bên trung gian hòa giải trung thực" có thể đảm bảo hòa bình giữa Moscow và Kiev.

Theo ông Orban, cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin đều tin rằng các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu dưới một hình thức nào đó vào cuối năm nay.

Người đứng đầu Điện Kremlin vẫn coi công thức hòa bình bị Kiev bác bỏ vào năm 2022 là phù hợp. Theo các điều khoản sơ bộ đã được thỏa thuận tại Istanbul vào tháng 4/2022, Ukraine sẽ trở thành một quốc gia trung lập với quân đội hạn chế để đổi lấy sự đảm bảo an ninh quốc tế. Tuy nhiên, kế hoạch này đã sụp đổ sau khi Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là ông Boris Johnson thuyết phục nhà lãnh đạo Ukraine rút khỏi các cuộc đàm phán.

Trong bài phát biểu sau cuộc gặp với ông Orban, Tổng thống Putin khẳng định, Nga muốn "chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột" hơn là một lệnh ngừng bắn tạm thời và bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải liên quan đến việc Kiev rút lực lượng khỏi Donbass cũng như Kherson và Zaporizhia. Đây là các khu vực Nga tuyên bố sáp nhập vào cuối năm 2022.

Nga ủng hộ vai trò trung gian hòa giải của Iran

Phát biểu với phóng viên tại Câu lạc bộ thảo luận Valdai hôm 10/7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho biết, Moscow sẵn sàng xem  Tehran là bên trung gian hòa giải nhằm giải quyết cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine nếu nước Cộng hòa Hồi giáo Iran quan tâm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko. Ảnh: Tass

Đồng thời, Thứ trưởng Rudenko tuyên bố rằng cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine sẽ diễn ra ngay khi Kiev có lập trường thực tế.

Khi được hỏi liệu các cuộc đàm phán có thể diễn ra vào năm 2024 hay không, Thứ trưởng Rudenko trả lời: "Tôi không muốn đưa ra bất kỳ thời hạn hoặc xác định khung thời gian nào. Lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin rất rõ ràng: các cuộc đàm phán sẽ chỉ diễn ra khi Ukraine sẵn sàng cho việc này và khi nước này có lập trường thực tế".

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, những gì đang được chính quyền Ukraine đề xuất chắc chắn không phải là nền tảng cho bất kỳ cuộc đàm phán nghiêm túc nào.

Trong một diễn biến liên quan, Mosocw cũng vừa khẳng định sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần hai do Ukraine tổ chức.

Theo đài RT, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin ngày 11/7 cho biết, bất kỳ sự kiện nào thúc đẩy công thức giải quyết xung đột của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều chỉ là "sự lừa đảo".

Trong cuộc phỏng vấn với RIA Novosti hôm 11/7, Thứ trưởng Galuzin nhấn mạnh rằng Nga không có kế hoạch tham dự hội nghị hòa bình sắp tới của Kiev. Quan chức Nga nói: Chúng tôi biết rằng chính quyền Kiev và các đồng minh phương Tây của họ có ý định tổ chức một sự kiện tương tự hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ. Họ thậm chí còn nghĩ đến việc mời Nga”.

Theo ông Galuzin, Moscow vẫn đang nghe thấy “những phát biểu mang hy vọng hão huyền về việc thông qua công thức hòa bình của ông Zelensky”. Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cáo buộc Ukraine và phương Tây “cố tình phớt lờ các sáng kiến khác nhằm giải quyết cuộc xung đột hiện tại”.

Tuyên bố của ông Galuzin được đưa ra sau khi tờ Bloomberg  của Mỹ trích dẫn nguồn tin riêng cho biết, Ukraine đang có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần hai trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.  Phía Kiev mong muốn hội nghị lần này sẽ có sự tham gia của Moscow.

"Việc thúc đẩy tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cho thấy sự sốt ruột của Ukraine khi phải đối mặt với viễn cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng" - Bloomberg nhận định.

Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, Thụy Sĩ đã tổ chức "hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine" với sự tham dự của hơn 90 phái đoàn. Nga không được mời tham dự sự kiện này và một số nước, trong đó có Trung Quốc, đã từ chối tham gia đàm phán với lý do Moscow cần phải tham gia vào quá trình này.

Cuộc họp ở Thụy Sỹ tập trung thảo luận 3 điểm trong “công thức hòa bình” của Tổng thống Zelensky, bao gồm trao đổi tù nhân, an ninh hạt nhân và lương thực. Được đưa ra từ năm 2022, sáng kiến hòa bình này cũng kêu gọi Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của mình. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ kế hoạch hòa bình trên vì cho rằng nó xa rời thực tế.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ