Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư.

Việt Nam cần khoảng từ 380 tỷ USD cho tới 400 tỷ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam. Ảnh: Deloitte

Thưa bà, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong “cuộc chiến” Net Zero?

- “Cuộc chiến” xanh hoá và Net Zero là câu chuyện của toàn cầu. Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội gì nếu không tham gia cuộc đua này? Thứ nhất, chúng ta bỏ lỡ cơ hội thị trường. Nhiều nước khác đã đi nhanh hơn Việt Nam khi có những quy định chuẩn chỉ về tiêu chuẩn phát thải khí nhà kính, giảm thải carbon.

Thứ hai, chúng ta bỏ lỡ các cơ hội về đầu tư, về khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu carbon phát thải.

Thứ ba, chúng ta bỏ lỡ các điều kiện tiên quyết về khả năng lao động, các kỹ năng quản lý và kỹ năng giám sát của người chủ lao động và của cơ quan quản lý nhà nước khi quản trị các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và trợ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Việt Nam cần rất nhiều nguồn vốn để thay đổi khoa học kỹ thuật theo công nghệ mới. Đặc biệt là các công nghệ giúp giảm thải, quản trị phát thải. Để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, các doanh nghiệp cần nguyên liệu đầu vào giúp giảm phát thải, điều này cũng đòi hỏi dòng vốn lớn.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần khoảng từ 380 tỷ USD cho tới 400 tỷ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Hiện nay số tiền hỗ trợ đầu tư cho các dự án xanh của Việt Nam là khoảng 15 tỷ USD. Số tiền này hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thúc đẩy câu chuyện phát triển xanh và Net Zero cho tới năm 2050 theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ.

Vậy giải pháp để phát triển tài chính xanh và tín dụng xanh ở Việt Nam là gì, thưa bà?

- Thứ nhất, Chính phủ cần có những hành lang pháp lý để định hướng cho doanh nghiệp làm thế nào phát triển xanh, làm thế nào để thực hành nền kinh tế tuần hoàn. Theo tôi, nên có những chính sách về ưu đãi thuế hay phí hay lệ phí hay có những cái chính sách ưu đãi đầu tư khác đối với các dự án hay các doanh nghiệp tập trung vào dùng công nghệ xanh hay tự cân bằng carbon và hướng tới Net Zero sớm hơn các doanh nghiệp cùng ngành.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp, cần phải tiên phong áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến. Làm thế nào giảm thải carbon, giảm phát thải và tăng tính cạnh tranh thông qua công nghệ, số hóa và các phương tiện liên quan đến sáng tạo giúp cho doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh trong các chuỗi cạnh tranh toàn cầu.

Còn đối với ngân hàng thì sao? Đối với ngân hàng, thứ nhất cần quan tâm đến nội lực của ngân hàng. Ngân hàng cần có những công cụ, thước đo, những tiêu chí để xác định là những doanh nghiệp hay các dự án nào thực sự xanh để đầu tư.

Ngân hàng nên có những bước chuyển mình kết hợp với các tổ chức tài chính quốc tế để tận dụng những nguồn tài chính xanh, trái phiếu xanh.

Theo bà, các ngân hàng đang lúng túng điều gì nhất trong quá trình chuyển đổi xanh?

- Các ngân hàng đang rất mong muốn phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các ngân hàng sẽ phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ban, ngành. Hiện các ngân hàng đang trông chờ các quyết sách từ Chính phủ, các bộ ban hành và nhất là Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, nếu các bộ, ban, ngành nên có những định hướng rõ hơn về các tiêu chí phân loại thế nào là xanh, thế nào là một dự án xanh, thế nào là một doanh nghiệp xanh hoặc thế nào là một sản phẩm xanh thì lúc đó cũng dễ dàng cho các doanh nghiệp.

Thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero)

Thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero)

Giảm thiểu dấu chân Carbon trong chuỗi giá trị để tiến đến Net Zero

Giảm thiểu dấu chân Carbon trong chuỗi giá trị để tiến đến Net Zero

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

23/12/2024 | 07:59

Kinhtedothi-9 năm hoạt động, Hiệp hội Doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch Hội đã vinh dự được nhận 3 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và 1 Bằng khen của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Vì một Việt Nam thịnh vượng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc

Vì một Việt Nam thịnh vượng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc

16/12/2024 | 09:58

Kinhtedothi - Với slogan “Khoa học và Nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng”, Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn ngày càng được nhiều nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế biết đến. Slogan của giải thưởng “Khoa học và Nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng” đang ngày càng lan tỏa.

Ông Mai Quang Hùng làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội

Ông Mai Quang Hùng làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội

10/11/2024 | 11:30

Kinhtedothi - Sáng 10/11, Đại hội đại biểu Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội lần thứ I đã được tổ chức thành công. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2024 - 2029; ông Mai Quang Hùng được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội.

Nữ CEO 9X và khát khao đưa nông sản Ba Vì vươn ra thế giới

Nữ CEO 9X và khát khao đưa nông sản Ba Vì vươn ra thế giới

06/11/2024 | 23:02

Kinhtedothi - Khởi nghiệp từ con số 0, cũng chưa từng kinh qua bất cứ trường lớp kinh doanh nào, thế nhưng Phan Uyên - nữ CEO 9X của Công ty CP Sữa Con Bò Vàng Ba Vì (Cobova) (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) đã và đang gây dựng cho mình một sự nghiệp đáng mơ ước.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ