Ngân hàng ồ ạt mở rộng bán lẻ
Kinhtedothi - Không chỉ tăng trưởng nhanh, tín dụng tiêu dùng còn là kênh hấp dẫn để các ngân hàng (NH) tăng trưởng lợi nhuận ở mảng bán lẻ.
Hiện nay, nhiều nhà băng đang đẩy mạnh lĩnh vực tài chính cá nhân và cho vay tiêu dùng thông qua việc thành lập hoặc sáp nhập các công ty tài chính (CTTC).
"Miếng bánh ngon" thời tín dụng khóTrong 10 năm vừa qua, thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, với mức tăng bình quân từ 20 - 30% cho tới năm 2019. Sự béo bở của “miếng bánh” cho vay tiêu dùng cũng là lý do khiến các NH ồ ạt thâu tóm CTTC để phát triển mảng bán lẻ thời gian qua.Nhân viên VietinBank hướng dẫn khách hàng mở một số dịch vụ của ngân hàng. Ảnh: Công Hùng |
Điển hình như HDBank mua lại CTTC Việt Société Générale (SGVF) thành lập Công ty TNHH Tài chính HD Saison (HD Saison Finance); Maritime Bank sở hữu Tài chính Dệt may cho ra đời CTTC MSB FC; VPBank thành lập FE Credit sau khi nhận sáp nhập Công ty TNHH MTV Tài chính Than Khoáng sản; Techcombank mua lại CTTC Cổ phần Hóa chất (VCFC), chuyển thành CTTC Techcom Finance. Hay các trường hợp đã lên kế hoạch lập mới CTTC như ACB, Sacombank, BIDV, Đông Á, Nam Á, OCB... Thậm chí, VietinBank còn dự định sau khi nhận sáp nhập PGBank sẽ chuyển một phần NH này thành CTTC PG Finance...
Mới đây nhất, CTTC TNHH MTV MB (M Finance) của NH Quân đội với số vốn 500 tỷ đồng đã chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở nhận sáp nhập CTTC Cổ phần Sông Đà (SDFC). SHB cũng cho biết, đang hoàn thiện thủ tục để thành lập CTTC (SHB Finance) với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng sau khi đã nhận sáp nhập CTTC Vinaconex – Viettel (VVF).Lãnh đạo một NH chia sẻ, các kênh kiếm tiền của nhà băng đang bị thu hẹp. Tỷ giá lên, lãi suất giảm và tiền đồng đã đắt hơn so với trước, các NH buộc tái cơ cấu khoản vay để giảm giá vốn. Các khoản đầu tư vào chứng khoán (mua cổ phiếu, tham gia IPO các DN) của tổ chức tín dụng đều bị phê duyệt rất chặt chẽ. Quyết định phát hành trái phiếu trên 5 năm của Quốc hội đồng nghĩa với việc kiếm lợi nhuận từ kênh này sẽ khó hơn. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo nguồn thu, các nhà băng phải tăng tốc mảng dịch vụ, đẩy mạnh phát triển cho vay khách hàng cá nhân thông qua việc mua lại hoặc thành lập mới CTTC hoặc công ty tín dụng tiêu dùng. Cuộc cạnh tranh giành thị phần bán lẻ tài chính được dự báo sẽ tiếp tục nóng lên trong thời gian tới.Cơ hội tăng trưởngTừ đầu năm đến nay, trong khi nguồn thu từ mảng tín dụng sụt giảm, thì thu nhập từ dịch vụ của các nhà băng lại có xu hướng tăng mạnh. Thực tế, dù chỉ mới được đẩy mạnh khai thác nhưng mảng tài chính tiêu dùng đã khẳng định được khả năng sinh lời và được xem là mỏ vàng của các NH hiện nay.Tại Techcombank, hoạt động dịch vụ đem về 279 tỷ đồng trong quý III và hơn 911 tỷ đồng từ đầu năm. Kết quả, NH này đạt lợi nhuận quý III gấp 2,5 lần cùng kỳ, 9 tháng đạt 2.864 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế của ACB 9 tháng đạt 1.244 tỷ đồng, tăng 14%. ACB đang từng bước đẩy mạnh mảng dịch vụ để cải thiện tổng lợi nhuận và vì thế chú trọng đến mảng khách hàng cá nhân và dịch vụ tài chính...Theo báo cáo của VPBank tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, sau năm đầu tiên tách mảng tín dụng tiêu dùng, mảng hoạt động này đã mang lại 40,8% lợi nhuận cho NH năm 2015. Mảng tài chính tiêu dùng “ăn nên làm ra”, VPBank quyết định tăng gấp rưỡi vốn FECredit, và đã được NH Nhà nước chấp thuận tăng 47%, từ 1.900 tỷ đồng lên 2.790 tỷ đồng.Trong khi đó, dù mới thành lập nhưng theo bà Nguyễn Minh Châu - Phó Tổng Giám đốc MBBank kiêm Phó Chủ tịch Thường tực HĐTV Mcredit, tới năm 2017, Mcredit đạt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng. Đại diện SHB đánh giá, việc nhận sáp nhập VVF là “tất yếu và phù hợp”, đồng thời nhấn mạnh đây là cơ hội tốt để hiện thực hóa chiến lược trở thành một trong những NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam. “Hiện nay, một số đối tác nước ngoài đã đặt vấn đề được hợp tác với SHB để thúc đẩy hoạt động của CTTC tiêu dùng” - Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết.