Ngành LĐTB&XH Hà Nội: Tăng hiệu quả từ cơ chế “một cửa”
Kinhtedothi - Với 109 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết và tiếp nhận, ngành LĐTB&XH Hà Nội đã đưa toàn bộ TTHC được tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa đạt mức độ 2, trong đó 3 TTHC đạt mức độ 3.
Không còn tình trạng công chức phòng chuyên môn của Sở LĐTB&XH trực tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả; mọi yêu cầu của tổ chức, công dân được trả lời bằng văn bản, không gây phiền hà cho người dân…Không còn kết quả hồ sơ bị trả quá hạnTrong số 109 TTHC thuộc thẩm quyền của Sở, 99 thủ tục được thực hiện tại cơ quan Sở, 10 thủ tục tại Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội (đơn vị trực thuộc). Tất cả đều được công khai đầy đủ tại bộ phận Một cửa (BPMC) và trên website của Sở về thành phần hồ sơ, thời gian, quy trình giải quyết; quyền và nghĩa vụ của công dân khi yêu cầu đơn vị giải quyết; họ tên, chức vụ của cán bộ, công chức (CBCC) có trách nhiệm... Lãnh đạo Sở cũng đối thoại trực tiếp với cá nhân, tổ chức để giải đáp cụ thể các thắc mắc và tiếp thu góp ý về giải quyết TTHC trong ngành.
Với quyết tâm từ người đứng đầu đến từng CBCC, năm 2015, Sở đã rà soát, đề xuất và được TP thông qua phương án đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết cho 8 TTHC, với tổng lợi ích sau đơn giản hóa đạt gần 5 tỷ đồng/năm. Phát huy kết quả này, theo Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh, năm nay, Sở đã rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa 3 TTHC: Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (đề xuất giảm từ 25 ngày còn 20 ngày), thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (đều đề xuất từ 30 ngày còn 20 ngày). Nếu như năm 2015, trong tổng số 33.927 hồ sơ hành chính được giải quyết tại Sở, vẫn còn 25 hồ sơ bị trả kết quả quá hạn thì nửa đầu năm nay không có hồ sơ nào bị quá hạn (tiếp nhận 18.124 hồ sơ, trả đúng hạn 15.433 hồ sơ, còn lại chưa đến hạn).Nhân rộng trong cung cấp dịch vụ côngNgành LĐTB&XH Hà Nội đạt kết quả đáng khích lệ trong giải quyết TTHC một phần quan trọng do gần đây đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nhất là tại BPMC. Đáng chú ý, tại các đơn vị trực thuộc, năm 2014, Trung tâm DVVL Hà Nội được TP chọn là đơn vị sự nghiệp thí điểm thực hiện một cửa trong cung cấp dịch vụ công (DVC) về bảo hiểm thất nghiệp. “Việc giải quyết TTHC đã đi vào nếp, cả 10 thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp mà Trung tâm đang thực hiện đều được niêm yết tại 5 BPMC. Tất cả được đầu tư đồng bộ, có camera giám sát, tăng sự hài lòng của người dân. 7 tháng đầu năm, Trung tâm đã tiếp nhận 53.926 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, 191.154 thông báo tìm việc làm, tư vấn việc làm cho 54.090 người...”, Giám đốc Trung tâm Nguyễn Toàn Phong chia sẻ. Từ mô hình hiệu quả này, mới đây Sở tiếp tục áp dụng tại Trung tâm DVVL số 2 Hà Nội, đến nay đã tiếp nhận 2.415 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nhiệp, tư vấn việc làm cho 2.415 người... Cũng năm nay, UBND TP vừa nhân rộng mô hình cung cấp DVC theo cơ chế một cửa tại Ban Phục vụ lễ tang TP, trong đó Sở LĐTB&XH, Sở Nội vụ và Ban đã xây dựng đề án, đang hoàn thiện, trình UBND TP phê duyệt.Tuy đẩy mạnh một cửa, một cửa liên thông đã góp phần tạo kết quả tích cực trong giải quyết TTHC, song lãnh đạo Sở LĐTB&XH cũng thừa nhận: Một số TTHC chưa cắt giảm nhiều thời gian, còn phải bổ sung hồ sơ khi đã nộp tại BPMC, chưa quy định được thời gian trả kết quả mà mới quy định thời gian giải quyết tại Sở, việc triển khai DVC mức độ 3 còn hạn chế, công dân vẫn đến giao dịch trực tiếp tại Sở… Theo Giám đốc Sở LĐTB&XH Khuất Văn Thành, những hạn chế này sẽ được khắc phục. Đồng thời, Sở cũng đề nghị TP quan tâm đầu tư trang thiết bị và các ứng dụng cho BPMC của Sở để đạt tiêu chí “Một cửa hiện đại”; kiến nghị các cơ quan T.Ư quy định rõ thời gian giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền, để Sở có căn cứ triển khai.
Người lao động phóng vấn xin việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng |
Tags