Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghe lời thầy bói, mua rắn hổ mang về “trấn chồng”, bị xử phạt 500 triệu

Kinhtedothi - Đối tượng Lê Thị P. (trú tại TP Hà Nội) vừa bị tuyên phạt 500 triệu đồng vì hành vi buôn bán trái phép 1 cá thể rắn hổ mang chúa.

Thông tin từ Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) trưa 30/5 cho biết, phiên tòa sơ thẩm, xét xử đối tượng Lê Thị P. (trú tại TP Hà Nội) về hành vi buôn bán trái phép 1 cá thể rắn hổ mang chúa vừa được diễn ra tại Toà án Nhân dân huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ).

Trước đó, đối tượng Lê Thị P. đi xem bói và nghe lời thầy “phán” rằng phải nuôi rắn hổ chúa thì chồng mới “nghe lời” mình. Người này sau đó đã lên mạng xã hội Facebook để tìm mua 1 cá thể rắn hổ chúa với giá 10 triệu đồng. 

Tang vật bị thu giữ.

Sau khi mua rắn về, đối tượng đã thả xuống bể sau nhà và đậy kín. Tuy nhiên, lo sợ rắn tấn công gây nguy hiểm, đối tượng P. đã quyết định bán cá thể rắn này. Sau khi rao bán trên Facebook và tìm được người mua lại với giá 31 triệu, đối tượng đã nhờ anh Đỗ Văn Đ. bắt giết và ngâm rượu.

Trên đường vận chuyển cá thể rắn ngâm rượu tới địa điểm giao hàng, đối tượng đã bị phát hiện và bắt giữ tại địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Rắn hổ chúa có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, mọi hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép rắn hổ chúa hoặc tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép rắn hổ chúa, sản phẩm, bộ phận từ chúng đều là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và có thể bị xử lý với mức phạt lên đến 15 năm tù đối với cá nhân theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Tuy nhiên, rắn hổ chúa cũng là “món hàng” được săn đón vì nhiều người tin rằng rượu ngâm rắn hổ chúa có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh đó, trong trường hợp của đối tượng Lê Thị P., chỉ vì tin tưởng mù quáng vào lời “phán” mê tín của thầy bói mà đối tượng đã phải trả giá đắt cho hành vi của mình.

Cấp thiết mở rộng Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội

Cấp thiết mở rộng Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Siết quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Siết quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

Đắk Nông: triệt phá 2 nhóm cho vay với lãi suất đến 695%/năm

29/12/2024 | 07:37

Kinhtedothi - Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã liên tiếp đấu tranh, triệt phá 2 nhóm, 4 đối tượng hoạt động “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu giữ nhiều tang vật liên quan, góp phần bảo vệ sự bình yên trên địa bàn.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ