Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ về tác phẩm “Thạch ong Gấm xà”. Ảnh: Văn Đoan

Tiếp nối truyền thống gia đình

Làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây) nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, một địa danh lịch sử nổi tiếng với những ngôi nhà cổ kính, những con đường lát gạch đỏ đã níu chân biết bao du khách. Nơi đây cũng là quê hương của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát người đã dành cả tâm huyết để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát vốn có truyền thống về mỹ thuật. Tuổi thơ của Nguyễn Tấn Phát (SN 1983, thị xã Sơn Tây) gắn liền với hình ảnh mái đình, giếng nước và đồng ruộng. Những hình ảnh thân thuộc ấy đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, thôi thúc anh sáng tạo và phát triển.

Ngay từ khi còn là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, anh đã chủ động làm việc tại các cửa hàng trang sức ở phố cổ Hà Nội, vừa làm vừa học hỏi. Không chỉ dừng lại ở đó, vào thời gian rảnh, anh thường tìm về làng nghề sơn mài Hạ Thái (Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) tìm gặp các nghệ nhân kỳ cựu để học hỏi, nhằm tiếp tục trau dồi kiến thức và kỹ năng.

Dù có nhiều cơ hội phát triển tại thành phố, Nguyễn Tấn Phát vẫn quyết định trở về quê hương để theo đuổi niềm đam mê với nghệ thuật sơn mài. Năm 2010, anh thành lập Phát Studio, không chỉ là nơi trưng bày sản phẩm mà còn là không gian để anh sáng tạo và truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống.

Với Nguyễn Tấn Phát, mỗi tác phẩm sơn mài không chỉ đơn thuần là một sản phẩm thủ công mà còn là một phần tâm hồn của anh. Từ việc lựa chọn chất liệu truyền thống đến từng đường nét chạm khắc, anh đều dồn hết tâm huyết để tạo ra những tác phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Quá trình tạo ra một tác phẩm sơn mài là một hành trình đầy thú vị. Từ việc lựa chọn gỗ tự nhiên để tạo phôi, pha chế màu sơn, đến việc khảm trai tỉ mỉ và đánh bóng bằng những kỹ thuật hiện đại, Nguyễn Tấn Phát đã thổi hồn vào từng tác phẩm, tạo nên những kiệt tác độc đáo, vừa mang đậm giá trị truyền thống, vừa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại.

Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho sự phát triển của nghệ thuật sơn mài truyền thống. Năm 2017, Nguyễn Tấn Phát vinh dự được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành nghề khảm trai, sơn mài. Tiếp nối những thành công đó, năm 2023, UBND thị xã Sơn Tây đã trao tặng giấy khen, ghi nhận những đóng góp tích cực của anh cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật và du lịch địa phương. Chứng nhận có đóng góp tích cực công tác tổ chức chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và chứng nhận tích cực tham gia Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024.

Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã mang đến một món quà tinh thần ý nghĩa cho công chúng yêu nghệ thuật với bộ sưu tập 45 tác phẩm điêu khắc hình tượng con rắn, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát không chỉ tạo ra một bộ sưu tập nghệ thuật độc đáo mà còn gửi gắm thông điệp ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Con số 45, tượng trưng cho tầm nhìn hướng tới năm 2045, khi Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, là một thông điệp đầy cảm hứng.

“Thạch ong Gấm xà”

Lấy ý tưởng từ kỷ nguyên vươn mình của dân dân tộc, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng đại diện cho tầm nhìn hướng tới năm 2045, khi Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao. Con số này tượng trưng cho 45 năm nỗ lực phát triển kể từ hiện tại, là hành trình xây dựng và bảo vệ những giá trị văn hóa cốt lõi song song với sự đổi mới.

Để hoàn thiện bước đầu tiên của một tác phẩm điêu khắc, nghệ nhân Nguyễn T Phát đã dành trọn 30 ngày miệt mài trong xưởng. Từ việc hình thành ý tưởng, lựa chọn chất liệu gỗ, đến quá trình đục đẽo tỉ mỉ, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tập trung cao độ và đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân.

Không gian trưng bày bộ tượng “Thạch ong Gấm xà”. Ảnh: Văn Đoan

Được chế tác từ vật liệu đá ong - biểu tượng mộc mạc của làng quê Bắc Bộ và nghệ thuật sơn mài, tác phẩm không chỉ tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên mà còn thể hiện sự tài hoa trong nghề thủ công truyền thống. Đá ong, với kết cấu chắc chắn và màu sắc ấm áp, tạo nên nền tảng vững chãi, gợi nhớ về sự bền bỉ của con người Việt Nam qua bao thế hệ.

Nổi bật trên nền đá ong là hình tượng rắn uốn lượn, được khắc họa bằng lớp sơn mài bóng mượt, rực rỡ. Những họa tiết vàng son, màu đỏ, đen và cánh gián đặc trưng của sơn mài truyền thống, biểu thị sự thịnh vượng và may mắn. Các chi tiết vảy rắn được vẽ tỉ mỉ, tựa như dòng chảy liên tục của cuộc sống, đồng thời gợi cảm giác về sự uyển chuyển, linh hoạt trong mọi tình huống.

Bộ tượng “Thạch ong Gấm xà” – Biểu tượng kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ảnh: Văn Đoan

Bộ tượng “Thạch ong Gấm xà” gửi gắm thông điệp về sự phát triển bền vững và khát vọng vươn tầm thế giới của Việt Nam. Sự kết hợp giữa đá ong cội nguồn truyền thống, và hình tượng rắn biểu trưng của sự sáng tạo và đổi mới, chính là lời khẳng định rằng tương lai rực rỡ chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng văn hóa và bản sắc dân tộc vững chắc.

Tác phẩm này không chỉ là một biểu tượng nghệ thuật mà còn là lời nhắc nhở về giá trị văn hóa lâu đời, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Trong không khí xuân rộn ràng, tượng rắn sơn mài trên đá ong hứa hẹn mang đến nguồn năng lượng tích cực, mở ra một năm mới an lành và phát đạt cho mọi nhà.

Hà Nội tất bật vụ hoa Tết

Hà Nội tất bật vụ hoa Tết

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin tài trợ