Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Biểu diễn hát múa tại chương trình "Tết Việt - Tết phố" năm 2024. Ảnh: Khánh Huy

Lan tỏa nét đẹp “Tết Việt -Tết phố 2025”

Với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025”, chương trình là hoạt động thường niên tái hiện hình ảnh truyền thống của Tết xưa. Trong không gian phố cổ Hà Nội, Ban tổ chức xây dựng chuỗi hoạt động đặc sắc từ gói bánh chưng, dựng cây nêu đến bày mâm ngũ quả, tái hiện các nghi lễ truyền thống đậm sắc màu văn hóa truyền thống.

Cùng với đó, đa dạng hoạt động trưng bày, triển lãm nghệ thuật “Sắc Xuân Ất Tỵ 2025” và bộ sưu tập con giáp tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (từ ngày 10/1 đến 16/2/2025); tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống, các dòng tranh dân gian…

Điểm nhấn là tái hiện không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ; trình diễn thư pháp Việt tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, tái hiện không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ; trình diễn thư pháp Việt.

Thông qua các hoạt động thường niên mỗi năm, nghi lễ, chương trình văn hóa nghệ thuật giúp người dân ôn lại giá trị truyền thống, lan tỏa không gian kết nối cộng đồng, tạo cơ hội để người Việt khắp đất nước cũng như kiều bào ở xa Tổ quốc cùng hướng về cội nguồn, cùng chia sẻ những giá trị văn hóa đặc sắc.

Tái hiện nét đẹp cho chữ đầu Xuân. Ảnh: T.L

Trải nghiệm “Tết truyền thống”

8 giờ 30 sáng ngày 18/1, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam diễn ra chương trình “Trải nghiệm Tết truyền thống”. Đây là cơ hội để công chúng cùng khám phá những tương đồng và khác biệt trong ngày Tết cổ truyền của người Mường và người Việt.

Hoạt động có sự tham gia của các nghệ nhân dân gian đến từ Hòa Bình, Hà Nội và học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Tại chương trình, người dân và du khách tìm hiểu nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền qua hoạt động dựng cây nêu, gói bánh chưng của người Việt và người Mường, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, tham gia các trò chơi dân gian…

Điểm nhấn chuỗi hoạt động ứng dụng công nghệ mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách như: “Vượt thử thách khám phá Tết Ất Tỵ”, “Tour năm rắn tìm hiểu rắn trong Bảo tàng”, “Trải nghiệm vẽ rắn và tìm hiểu ý nghĩa”...

Du khách trải nghiệm gói bánh chưng tại chương trình "Tết làng Việt". Ảnh: T.L

“Tết làng Việt” tại Làng cổ Đường Lâm

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, làng cổ Đường Lâm tổ chức chương trình quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết Việt.

Chương trình “Tết làng Việt” là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm phát huy các giá trị di tích, di sản trên địa bàn và kích cầu du lịch, vào mỗi dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Năm nay, chương trình tổ chức từ ngày 18/1 đến ngày 16/2/2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.

Không gian chợ Tết truyền thống tại sân đình Mông Phụ, xã Đường Lâm, với những gian hàng giới thiệu về các đặc sản, sản phẩm thủ công, làng nghề của địa phương; không gian trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền với các màn biểu diễn nghệ thuật, nhạc cụ dân tộc, trình diễn áo dài, viết thư pháp…

Du khách sẽ được trải nghiệm làm sản phẩm thủ công như: làm diều sáo, nặn tò he, gọt hoa thủy tiên, các sản phẩm lưu niệm... và trải nghiệm làng nghề của địa phương thông qua việc tự làm bánh chưng, bánh tẻ, các loại kẹo lạc, kẹo dồi…

Thưởng thức các món ăn truyền thống trong dịp Tết của người dân Đường Lâm, như: bánh chưng, gà Mía, thịt quay đòn, chè kho…

Sắc Xuân ngập tràn màu sắc của các sự kiện văn hóa di sản, thông qua các chương trình Tết xưa giới thiệu đến người dân và du khách quốc tế nét đẹp văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến, giữ vững danh hiệu điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á.

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin tài trợ