Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Kinhtedothi - Ði suốt chiều dài đất nước, địa phương nào cũng có làng nghề truyền thống, nơi kết tinh những tinh hoa văn hóa lâu đời của cha ông ta. Với hơn 63 làng nghề truyền thống, Hưng Yên không chỉ nổi tiếng với các làng nghề như: Hương xạ thôn Cao, chạm bạc Huệ Lai, gốm Xuân Quan,... mà còn được biết đến với làng nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Tại ngôi làng mang tên Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, nơi đây có nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống hàng trăm năm, có những người thợ hàng ngày cần mẫn sản xuất ra những chiếc trống, mặt nạ, đầu sư tử,... với rất nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ.
  • Các sản phẩm chủ yếu của làng Hảo là trống, mặt nạ giấy bồi hình động vật như sư tử, lân, chó, mèo, lợn, trâu, thỏ… Hiện tại, làng còn trên dưới 10 hộ gia đình làm nghề truyền thống này. Trong đó, có 2 hộ cuối cùng làm mặt nạ và trống thủ công.
  • Bà Vũ Thị Thoàn, người làm đồ chơi Trung thu lâu năm cho biết, hiện tại trong làng chỉ còn 5 đến 6 hộ theo nghề. 2 đến 3 hộ chủ yếu làm trống, các hộ còn lại kết hợp làm cả mặt nạ và trống. Đây là nghề truyền thống của gia đình cũng như của cả làng, nghề làm đồ chơi trung thu có từ hơn trăm năm trước, truyền từ đời ông cha cho tới bây giờ, bản thân bà Thoàn đã gắn bó với nghề này được 50 năm.
  • Trung bình mỗi mùa Trung thu gia đình bà Thoàn có lợi nhuận từ việc bán đồ chơi truyền thống là 500 triệu đồng. Hàng chuẩn bị cho Trung thu được làm từ đầu tháng 6, sau đó được xuất đi các nơi như: Hà Nội, Hải Phòng, các chợ đầu mối hưng yên… Những năm gần đây, nhu cầu đồ chơi truyền thống ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước.
  • Đối với mặt nạ, có giá dao động từ 15.000 đến 30.000 đồng/chiếc; đầu sư tử có giá từ 10.000 đến 20.000 đồng/ chiếc tùy theo kích cỡ. Riêng trống thì có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau. Loại nhỏ nhất có giá 12.000 đồng/chiếc, loại to nhất có giá 200.000 đồng/chiếc. Mặt trống được làm từ da trâu, tang trống được làm từ gỗ mỡ, gỗ bồ đề,…Tất cả các sản phẩm trên đều được làm thủ công.

  • Hiện nay, gia đình bà Thoàn vẫn sản xuất các sản phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu như trống, mặt nạ, đầu sư tử,...

  • Anh Chu Đăng Thi, 42 tuổi, một người chuyên làm đầu lân cho biết: Những năm gần đây, tuy có sự cạnh tranh với các mặt hàng điện tử, đồ chơi Trung Quốc, nhưng đồ thủ công vẫn đắt hàng, hàng năm lượng hàng sản xuất vẫn tăng cao. Thị hiếu của người dân ngày một hướng đến đồ chơi thủ công đông hơn, lượng hàng được đặt nhiều, cận dịp trung thu nhân công phải thường xuyên làm đêm để kịp giao hàng.

  • ''Đồ chơi Trung thu truyền thống ngày càng được quan tâm, chúng tôi luôn cố gắng sáng tạo ra nhiều cái mới dựa trện những gì ông cha để lại, thứ nhất để thu hút khách hàng, mang lại lợi nhuận, thứ 2 để khuyến khích con cháu theo nghề'', anh Chu Đăng Thi cho biết.

  • Anh Thi cũng cho biết, tất cả đồ chơi Trung thu tại đây đều được làm thủ công bằng tay, qua cắt dán, tô vẽ, đều phải trãi qua phơi nắng, tuy nhiên có thời điểm thời tiết mưa liên tục, ảnh hướng đến việc sản xuất nguồn hàng để cung ứng thị trường.

  • Ông Vũ Hữu Kê, 63 tuổi làm nghề đóng trống chia sẻ, ông đã gắn bó với nghề đóng trống từ năm 17 tuổi, trước kia gia đình ông làm tất cả các công đoạn, từ thuộc da, đẽo, đục, đóng, cho đến tô sơn. Tuy nhiên hiện nay, nghề đóng trống ngày càng mai một, kinh tế mang lại không cao nên con cháu ông không theo nghề, ông nhớ nghề nên nhận làm hàng cho các cơ sở sản xuất đồ chơi Trung thu lớn trong làng.

  • Đóng trống cần rất nhiều công đoạn, tuy nhiên giá mỗi cái trống họ chỉ trả từ 2 đến 4.000 đồng, nên ít người làm. Sau khi đóng trống xong, trống sẽ được chuyển đến cơ sở để sơn màu và sẽ được xuất ra thị trường.

  • Mỗi chiếc trống, chiếc mặt nạ, chiếc đèn được làm ra là sự kết tinh mồ hôi, công sức, tinh thần hăng say lao động, lòng nhiệt huyết của những người dân nơi đây. Những món đồ chơi dân gian từ làng Hảo đang được tỏa đi khắp mọi miền của đất nước đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo vị thế trong các hoạt động văn hóa dân gian của dân tộc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

18/12/2024 | 12:14

Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

16/12/2024 | 23:06

Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

29/08/2024 | 14:29

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28/08/2024 | 15:59

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ