Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người dân đi lễ Phủ Tây Hồ trong ngày đầu mở cửa trở lại

Kinhtedothi – Ngày 9/2 (mồng 9 Tết Âm lịch), Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đã mở cửa trở lại đón du khách sau một thời gian dài đóng cửa vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hôm nay ngày 9/2, ngày đầu tiên Phủ Tây Hồ được mở cửa trở lại đón người dân và du khách đến thắp hương và tham quan. Hà Nội trời rét, không mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lễ đầu năm.
UBND TP Hà Nội cho phép rạp chiếu phim, các cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật mở cửa đón khách trở lại từ ngày 10/2. Bên cạnh đó, triển khai phục vụ các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân tại khu di tích - thắng cảnh chùa Hương trước rằm tháng giêng cũng như các điểm tham quan, di tích văn hóa lịch sử khác trên địa bàn thành phố (không tổ chức lễ hội) phù hợp với các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn…
Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị trưa ngày 9/2, lượng khách đến Phủ vẫn chưa đông do mở cửa vào ngày đi làm. Người dân và du khách trước khi vào phủ đều phải tuân thủ quy định 5K nhằm tuân thủ các quy tắc cơ bản về phòng, chống lây lan dịch bệnh.
Người dân cầu mong có thật nhiều sức khỏe bình an, tài lộc, dịch bệnh sớm kết thúc.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch khi vào phủ làm lễ.
Chị Lê Minh Phương (quận Đống Đa) chia sẻ: “Năm nào mình cũng đi lễ chùa đầu năm, nhưng vì dịch bệnh nên hoạt động này nhiều nơi phải tạm dừng đón tiếp du khách trong thời gian dài. Nghe thông tin Phủ Tây Hồ được mở cửa trở lại nên hôm nay mình tranh thủ buổi trưa được nghỉ cùng bạn bè tới đây hành lễ. Việc đi lễ đầu năm khiến cho mình cảm thấy tinh thần được thư thái và mong công việc trong năm được hanh thông, thuận lợi”.
Chị Nguyễn Vân Anh (chủ sạp bán hàng đồ lễ) cho biết: “Hôm nay ngày đầu tiên Phủ Tây Hồ mở cửa trở lại và cũng là ngày đầu tiên tôi được bán hàng trở lại nên tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi. Trong buổi sáng lượng khách đến đây vẫn khá vắng vẻ một phần do cũng mở vào ngày đi làm, nhưng đến trưa đa số người dân tranh thủ giờ nghỉ để đi lễ đầu năm”.
Ngay từ cổng vào những chai xịt khuẩn được bố trí để người dân và du khách vệ sinh tay trước khi vào lễ.
Người dân sắp lễ mang vào chính điện để thắp hương.
Được biết, Phủ Tây Hồ mở cửa trở lại để đón khách thập phương về lễ Mẫu Liễu Hạnh đầu xuân Nhâm Dần bắt đầu từ thứ 4 ngày 9/2 (tức ngày 9 tháng Giêng, Nhâm Dần). Thời gian ngày thường: 6 giờ đến 18 giờ; ngày rằm, mùng 1: 6 giờ đến 21 giờ.
Trước khi vào lễ phủ, người dân tới các gian hàng để viết sớ chữ Nho.
Đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ