Người đàn ông mất thị lực sau khi uống cồn pha nước
Kinhtedothi - Vừa qua, Khoa Cấp Cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị mất thị lực do uống cồn pha nước.
Uống cồn pha nước, người đàn ông mất thị lực. Ảnh minh họa: Pixabay |
Theo người nhà bệnh nhân, trước khi vào viện 1 ngày, bệnh nhân có pha khoảng 100ml cồn 90 độ với 500ml nước lọc, sau đó uống hết.
Ngày hôm sau, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ra dịch nâu và được gia đình chuyển tới trung tâm y tế gần nhất. Khi đó, thị lực của người bệnh từ nhìn mờ dần dần suy giảm theo chiều hướng xấu đi.
Bệnh nhân được chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng mất thị lực, đồng tử hai bên 4 mm, PXAS (-); bụng mềm, đau tức thượng vị.
Từ kết quả xét nghiệm khí máu có tình trạng toan hóa máu, các bác sĩ đã chẩn đoán theo dõi ngộ độc Methanol do uống cồn pha nước.
Ngay lập tức bệnh nhân được hội chẩn, chỉ định lọc máu cấp cứu và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Sau lọc máu, bệnh nhân không còn tình trạng toan hóa máu, tình trạng thị lực được cải thiện, có thể phân biệt được sáng tối. Tuy nhiên, do đến bệnh viện muộn nên methanol đã ngấm vào thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực rất nặng, chỉ còn nhìn thấy bóng mờ ở khoảng cách 20cm. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị chuyên khoa Mắt.
Theo TS.BS Hà Thị Bích Vân, Trưởng Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, thời gian gần đây, tình hình ngộ độc Methanol có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh nguyên nhân do người dân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc, còn có những trường hợp uống cồn pha nước (loại cồn công nghiệp chứa Methanol).
Một số biểu hiện khi bị ngộ độc Methanol: mờ mắt, giảm thị lực, đau đầu, buồn nôn, nôn. Nặng hơn có thể bị mù, rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, tổn thương não, nhiễm toan chuyển hóa, sốc, tổn thương đa tạng...
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không sử dụng các loại rượu không rõ nguồn gốc, sử dụng cồn sát khuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế, đặc biệt là uống cồn pha nước. Nếu không may uống phải, cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu, xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại các di chứng đặc biệt là di chứng thần kinh trung ương, di chứng hôn mê, rối loạn vận động mắt gây giảm thị lực, thậm chí là mù vĩnh viễn.
Cà Mau: 6 tháng xử lý gần 11.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
Kinhtedothi – Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cà Mau đã phát hiện, xử phạt 33.020 trường hợp vi phạm lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Trong đó, có 10.814 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, với tổng số tiền 40 tỷ đồng.
Xử phạt 2 người thông báo chốt CSGT đo nồng độ cồn trên mạng xã hội
Kinhtedothi - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt 2 trường hợp N.A.H, SN 1982 và P.Đ.T, SN 1972, đều trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, là quản trị viên của 11 nhóm trên ứng dụng Zalo có hoạt động báo chốt giao thông.
CSGT xử lý hơn 1.600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 1 tháng
Kinhtedothi - Trong tháng 7/2023 (từ ngày 15/6/2022 đến ngày 14/7/2023), thực hiện các kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an và chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố, Công an các đơn vị, địa phương đã đồng loạt ra quân thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT...