Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người "khùng" bỏ tiền tỉ trồng giống nho ngoại và cái kết

Kinhtedothi - Khi ông Nguyễn Bá Duy đầu tư tiền tỉ để trồng giống nho ngoại trên đất phèn, cả gia đình ai cũng can ngăn, mọi người trong xóm nghĩ ông bị... khùng. Đến khi vườn nho ra quả, thu hút khách tham quan đến xem, khiến mọi người ngả mũ thán phục.

Làm chuyện được cho là "bị khùng"

Thời gian gần đây, nhiều khách tham quan thích thú tìm đến vườn nho Nhất Tâm Farm của ông Nguyễn Bá Duy (tại phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) để chiêm ngưỡng những chùm nho Mẫu Đơn trĩu quả.

Ông Nguyễn Bá Duy bên vườn nho Mẫu Đơn (tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ). Ảnh Hồng Thắm 

Ông Nguyễn Bá Duy cho biết, vườn nho của ông có diện tích hơn 3.000m2 trồng 5 loại gồm: Mẫu Đơn (Hàn Quốc), Hạ Đen (Trung Quốc), Ngón Tay Đen (Úc), nho xanh và Hồng Ngọc (Ninh Thuận) với hơn 600 cây. Trong đó, chủ lực là nho Mẫu Đơn với 300 cây đang cho quả mùa đầu tiên. 

Trước đây, ông Nguyễn Bá Duy vốn làm kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh, trong thời gian gia đình cách ly chống dịch Covid-19, ông về lại Cần Thơ sinh sống và bắt đầu ý tưởng trồng một vườn cây.

Du khách thích thú khi được chiêm ngưỡng những chùm nho trĩu quả. Ảnh Hồng Thắm

"Năm 2021, tôi bắt đầu mua lại vườn vú sữa và cải tạo. Mọi người khuyên tôi nên trồng sầu riêng, đừng trồng nho vì với thời tiết miền Tây sẽ rất khó trồng loại quả này. Tuy nhiên với niềm đam mê cây nho từ nhỏ, tôi quyết tâm tìm kiếm thông tin về các giống nho từ các trang mạng nước ngoài để tìm mua cây giống.

Tình cờ, tôi đã gặp được một người qua hội nho Mẫu Đơn, sau đó thông qua người này, tôi đã đặt mua cây giống bên Hàn Quốc gửi về với giá hơn 420.000 đồng/cây, đắt gấp nhiều lần so với nho Ninh Thuận của Việt Nam", ông Nguyễn Bá Duy nói.

Với sự đam mê và kiên trì áp dụng đúng kỹ thuật, lứa nho đầu tiên mà ông Bá Duy thử nghiệm đã ra quả, khiến nhiều người thán phục. Ảnh Hồng Thắm

Để trồng được giống nho mẫu đơn, chi phí đầu tư từ cải tạo đất đến hệ thống nhà kính, tưới tự động và phân thuốc với chi phí khá lớn. Hơn thế nữa, nho Mẫu Đơn là giống nho ngoại, nên khó thích nghi với thời tiết, khí hậu ở Việt Nam. Chính vì thế, lúc bấy giờ, bà con hàng xóm không ít người bàn tán, cho rằng ông bị khùng khi bỏ tiền làm chuyện hoang đường.

Dù cây nho được trồng trên mảnh đất từng nhiễm phèn, tưởng chừng không ra quả nay đã cho ra những chùm nho trĩu quả, mọng nước. Ảnh Hồng Thắm 

"Khi trồng, mọi người chẳng ai nghĩ rằng những cây nho này sẽ ra trái. Nói thật, những ngày đầu đến với cây nho tôi cũng lo lắm, bao nhiêu vốn liếng, tiền của đổ dồn vào vườn nho, nếu thất bại thì coi như mất hết. Thời gian đầu, tôi áp lực khủng khiếp, khi dư luận địa phương và áp lực từ gia đình, đôi lúc khiến tôi nản lòng. Nhưng tôi tin, với sự xuất hiện độc lạ của giống nho này trên mảnh đất miền Tây và giá thành của nó sẽ không làm tôi thất vọng", ông Bá Duy tâm sự.

Vượt nhiều khó khăn để trồng thành công

Do đất của vườn bị nhiễm phèn rất nặng, để trồng được giống nho đắt tiền này, ông Bá Duy dành 1 năm để cải tạo hết mảnh đất của mình. Tuy nhiên, công đoạn cải tạo đất khá kì công, vất vả, phải đưa lớp đất ở dưới lên xử lý, cộng với bơm cát vào, ông cứ làm cuốn chiếu như thế cho đến khi cải tạo hết đất của khu vườn.

Nho được hái để bán cho khách tham quan.

Ông Bá Duy kể, do không có kinh nghiệm nên mùa nho đầu tiên, cây nho đã bị bệnh phấn trắng, thán thư làm vườn nho hao hụt gần hết.

"Khi nho bị bệnh, tôi gần như suy sụp, muốn khóc khi bao nhiêu tâm huyết đổ vào lại mất trắng. Nhưng thất bại không làm tôi nản lòng mà càng quyết tâm chinh phục cho bằng được loài cây này. Tôi đã mày mò tìm hiểu thêm về cách trồng giống nho này qua mạng, Youtube... Những trang mạng hướng dẫn cách trồng nho này đa phần tiếng nước ngoài, mình xem không hiểu hết. Đôi lúc phải xem đi xem đến mấy chục lần mới hiểu hết các công đoạn", ông Bá Duy trải lòng.

Công nhân chăm sóc để chuẩn bị cho đợt ra trái vào tháng 9 tới. Ảnh Hồng Thắm 

Để trị dứt điểm tình trạng bệnh của cây, ông Duy còn chi thêm tiền để đầu tư thêm hệ thống nhà kính, lợp bạt nhập về từ nước ngoài với giá hơn 1 triệu đồng/m2. Cùng với đó là hệ thống phun tưới tự động và quạt hút ẩm trong vườn.

Thông thường, nông dân trồng nho vốn đầu tư ban đầu từ 300 triệu/1.000m2. Tuy nhiên, vì muốn hướng đến phát triển vườn nho thành khu du lịch sinh thái cho khách tham quan nên ông Duy đã đầu tư chỉnh chu từng khu trong vườn, khiến chi phí vườn nho đội lên tiền tỉ.

Theo ông Duy, khó nhất trong quá trình trồng nho là công đoạn xử lý cho trái. Xứ Hàn Quốc và Nhật Bản, họ có mùa Đông rõ rệt, trong mùa này, nho có khuynh hướng rụng lá và cho dinh dưỡng về gốc. Lúc này chỉ cần cắt từ gốc lên 1- 2 mắc, cây sẽ tự động bung chồi, cho bông. Nhưng khi trồng tại miền Tây, chúng ta cần phải can thiệp kĩ thuật, chọn trong khoảng cành, cắt lên cao hơn để cây cho bông. 

Ông Bá Duy dự tính thời gian tới phát triển giống, tự lai tạo giống ghép và bán cây trồng cho nông dân địa phương với giá thấp.

Bên cạnh đó, khi cây ra bông, phải xử lý mất hạt, cụ thể là nhúng hoa vừa nở hết vào chế phẩm sinh học. Sau khoảng 1 tuần, dùng chế phẩm sinh học cho đậu trái và ngừa thối quả.

Hiện tại, vườn nho của ông Bá Duy đã cho trái thành công, thu hút khách tham quan đến chiêm ngưỡng. Ban đầu ông Duy có ý định không bán nho mà chỉ để phục vụ khách tham quan. Nhưng do nhu cầu của du khách, ông đã bán nho Mẫu Đơn cho du khách đến vườn với giá 400.000 đồng/kg. 

"Mấy ngày qua, khách đến đông quá, khách mua gần hết sạch lượng nho trong vườn. Giờ tôi đang dưỡng cây lại để chuẩn bị cho đợt cho trái vào tháng 9 tới", ông Duy nói.

Chia sẻ về hướng đi trong thời gian tới, ông Nguyễn Bá Duy cho biết: "Hiện tôi tiếp tục theo dõi tiếp đợt cho trái thứ 2 của vườn vào tháng 9 tới. Thời gian sắp tới, sau khi hoàn thiện quy trình cho trái, tôi mong muốn nhân rộng mô hình này cho nông dân miền Tây. Đặc biệt, giai đoạn 2, phát triển giống, tự lai tạo giống ghép và bán cây trồng cho nông dân địa phương với giá thấp. Bên cạnh đó, tôi sẽ nghiên cứu thêm để thí nghiệm về mô hình cuốn chiếu, cho cây ra trái quanh năm."

 

Nho Mẫu đơn là một giống nho lưỡng bội, là kết quả của sự lai tạo giữa giống Akitsu-21 và  Hakunan (V. vinifera) do Viện Khoa học Cây ăn quả Quốc gia (NIFTS) Nhật Bản tạo ra vào năm 1988. Hiện nay, tại Việt Nam nông dân trồng loại nho này còn hạn chế do yếu tố tự nhiên cũng như chi phí đầu tư khá cao.

Những điểm đến lý tưởng ở Cần Thơ dịp lễ 30/4 và 1/5

Những điểm đến lý tưởng ở Cần Thơ dịp lễ 30/4 và 1/5

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

18/12/2024 | 12:14

Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

16/12/2024 | 23:06

Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

29/08/2024 | 14:29

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28/08/2024 | 15:59

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ