Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người thứ 11 bỏ mạng ở Everest: Thương mại hóa nguy hiểm hơn tạo hóa

Kinhtedothi - Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp tử vong được xác định là do sự kết hợp của thời tiết xấu, thiếu kinh nghiệm và đặc biệt là số lượng giấy phép gia tăng bởi hội đồng du lịch Nepal.

Đoàn người dài xếp hàng lên đỉnh Everest. Ảnh: AFP 
Các nhà thám hiểm cố gắng chinh phục "nóc nhà thế giới" đang phải đối mặt với chặng leo "tử thần" còn khó khăn hơn nhiều lần trong mùa này, khi sự quá tải được cho là tạo ra sự chậm trễ khách quan với các nhà leo núi ở độ cao - mà việc thiếu oxy dễ dàng gây tử vong hơn bao giờ hết.
Một người Mỹ 62 tuổi đã chết hôm 27/5 tại đỉnh Everest, nâng tổng số nhà leo núi bỏ mạng tại đây trong mùa leo núi năm nay (tháng 4-5) lên con số 11 - nhiều bất thường khi chỉ 5 trường hợp tử vong được ghi nhận vào năm ngoái tại Everest. Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp đáng tiếc này được xác định là do sự kết hợp của thời tiết xấu, thiếu kinh nghiệm và đặc biệt là số lượng giấy phép gia tăng bởi hội đồng du lịch Nepal.
Từ đầu mùa đến nay, kỷ lục 381 giấy phép lên đỉnh Everest đã được cấp cho những người leo núi nước ngoài, khiến hàng dài người xếp hàng ở độ cao hơn 8.000m như là một hệ quả khó tránh.
Hôm thứ 7 tuần trước, vận động viên leo núi người Anh Richard Hays Fisher đã qua đời trong khi đi xuống từ đỉnh bởi những gì được gọi là "bệnh của độ cao". Trên bài đăng Instagram cuối cùng của mình vào ngày 19/5, Richard đã viết: "Chỉ với một lộ trình duy nhất để tới đỉnh, sự chậm trễ do tắc nghẽn có thể gây chết người".
Mary Broaster, một nhà leo núi nghiệp dư đã chinh phục đỉnh Everest hồi tuần trước, mô tả quãng đường là rất dốc, khổng thể tránh khỏi việc va chạm, nên nhấn mạnh mọi người nên chuẩn bị cẩn thận và nghiêm túc trước khi quyết định leo ngọn núi này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ