Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguy cơ thiếu điện và giải pháp cung ứng phát triển kinh tế

Kinhtedothi - Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng điện, cũng như giải pháp trong thời gian tới nhằm đáp ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, sinh hoạt của người dân hậu Covid-19.

3 nguyên tắc chính
Trước tình hình thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu, nguy cơ thiếu điện không chỉ ở Trung Quốc, Anh, Ấn mà kéo sang nhiều quốc gia, Bộ Công Thương đã làm việc với các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty liên quan về vấn đề này.
Điện gió Phong Liêu.
Qua đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng điện; đồng thời đưa ra các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước cũng như đời sống sinh hoạt của Nhân dân.
Báo cáo nêu rõ, Bộ Công Thương xác định 3 nguyên tắc chính đối với việc đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo, bao gồm: Tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của Nhân dân, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện; Bám sát tăng trưởng nhu cầu điện, tình hình khôi phục và phát triển kinh tế để cập nhật dự báo phụ tải theo các kịch bản phụ tải cơ sở, kịch bản phụ tải phát triển cao trong điều kiện bình thường và điều kiện bất lợi nhất của năm 2022 và các năm tiếp theo để chỉ đạo, điều hành; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu xã hội.
Sớm quy hoạch điện VIII
Căn cứ trên đánh giá về tình hình cung cấp điện trong thời gian tới, Bộ Công Thương và EVN đã đưa ra 5 giải pháp chính nhằm đảm bảo cung cấp điện.
Điện mặt trời áp mái FreeSolar – một sản phẩm của Tập đoàn Sơn Hà đang từng ngày phủ xanh các mái nhà Việt là một trong những giải pháp cung cấp đủ điện.
Thứ nhất, thực hiện rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện
Bộ Công Thương dự kiến tổng công suất nguồn mới bổ sung năm 2022 đạt 3.164MW, bao gồm 1930 MW nhiệt điện, 1.244MW thủy điện, trong đó 1.132 MW thủy điện nhỏ. Bộ cũng đang chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tập trung toàn lực, thúc đẩy Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 (1.200MW) phấn đấu hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5/2022.
Thứ hai, rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ giao đơn vị chuyên môn rà soát các công trình nguồn và lưới điện đã có trong quy hoạch, kế hoạch, có giải pháp để đẩy sớm tiến độ thực hiện. Đồng thời chỉ đạo EVN nghiên cứu thêm các giải pháp nhằm vận hành an toàn hệ thống điện, nhất là trong điều kiện tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Trước mắt sẽ rà soát trước các công trình thuộc khu vực miền Bắc để chống thiếu nguồn.
Thứ ba, khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ tổ chức rà soát, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ tất cả các công trình lưới điện đảm bảo việc giải tỏa công suất các nguồn điện đã xây dựng, trong đó có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Mục tiêu yêu cầu không để các nguồn điện đã xây dựng bị hạn chế công suất do quá tải. Trong khi chờ Luật Điện lực sửa đổi quy định về độc quyền truyền tải, cần tăng cường thu hút đầu tư của các chủ đầu tư nhà máy điện vào các công trình đấu nối.
Thứ tư, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.
Thứ năm, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo EVN triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo các chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định; Chỉ đạo EVN vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc-Nam và hệ thống truyền tải điện; EVN và các đơn vị thành viên làm việc với các khách hàng có nguồn điện dự phòng chuẩn bị sẵn sàng vận hành để bổ sung nguồn cung cấp điện trong trường hợp bất lợi không nhận được điện từ hệ thống. Đồng thời, xây dựng và đề xuất cơ chế cho chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response), bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc…
Trên cơ sở các nguyên tắc và giải pháp nêu trên Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo ngành điện thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của Nhân dân, phấn đấu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Tuy nhiên, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngoài sự nỗ lực cố gắng của Bộ Công Thương, EVN cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương. Trong đó, việc Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) là giải pháp quan trọng góp phần giảm nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, hậu Covid-19.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.655,5MW đăng ký thử nghiệm vận hành thương mại COD thì đến 22/10/2021, đã có 28 nhà máy điện gió với tổng công suất 1.247,4 MW đã được công nhận vận hành thương mại. EVN cho biết sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về tiến độ công nhận vận hành thương mại (COD) các dự án điện gió trước thời điểm 31/10/2021. Chỉ từ ngày 1/10 đến ngày 22/10/2021, đã có 23 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại (COD), như Phương Mai 1 (24 MW), Hướng Tân (46,2 MW), Tân Linh (46,2 MW), Nhơn Hòa 1 (50 MW), Nhơn Hòa 2 (50 MW), BT1 (109,2 MW),  Win Energy Chính Thắng (49,8 MW), Liên Lập (48 MW), Gelex 2 (25,2 MW), Tân Thuận – giai đoạn 1 (20,8 MW), Ea Nam (126,7 MW), Hoàng Hải (34,1 MW), V1-2 Trà Vinh (48 MW), Số 7 Sóc Trăng (16,8 MW), Phong Huy (16 MW), Phước Minh (23,8 MW), Ia Bang 1 (41,6 MW)...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

23/12/2024 | 07:59

Kinhtedothi-9 năm hoạt động, Hiệp hội Doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch Hội đã vinh dự được nhận 3 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và 1 Bằng khen của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Vì một Việt Nam thịnh vượng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc

Vì một Việt Nam thịnh vượng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc

16/12/2024 | 09:58

Kinhtedothi - Với slogan “Khoa học và Nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng”, Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn ngày càng được nhiều nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế biết đến. Slogan của giải thưởng “Khoa học và Nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng” đang ngày càng lan tỏa.

Ông Mai Quang Hùng làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội

Ông Mai Quang Hùng làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội

10/11/2024 | 11:30

Kinhtedothi - Sáng 10/11, Đại hội đại biểu Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội lần thứ I đã được tổ chức thành công. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2024 - 2029; ông Mai Quang Hùng được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Mai Hà Nội.

Nữ CEO 9X và khát khao đưa nông sản Ba Vì vươn ra thế giới

Nữ CEO 9X và khát khao đưa nông sản Ba Vì vươn ra thế giới

06/11/2024 | 23:02

Kinhtedothi - Khởi nghiệp từ con số 0, cũng chưa từng kinh qua bất cứ trường lớp kinh doanh nào, thế nhưng Phan Uyên - nữ CEO 9X của Công ty CP Sữa Con Bò Vàng Ba Vì (Cobova) (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) đã và đang gây dựng cho mình một sự nghiệp đáng mơ ước.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ