Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguy hại khôn lường khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Kinhtedothi - Thời gian qua, mặc dù được các chuyên gia cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn. Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân không nên ăn tiết canh, thực phẩm tái, sống; không giết mổ lợn ốm, chết.

Nhiều trường hợp mắc liên cầu lợn

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tiếp nhận nam bệnh nhân, 30 tuổi ở phường Đồng Tâm, TP Yên Bái nhập viện với biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân. Trước khi vào viện 1 ngày, bệnh nhân sốt, đau lưng, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua nhiều.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, qua khám, xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn (streptococcus suis). Khai thác bệnh sử được biết, người bệnh ăn nem chua, nem nắm mua tại quán bia. Đây là trường hợp thứ 2 mắc liên cầu lợn được điều trị tại bệnh viện này kể từ đầu tháng 5/2024 trở lại đây.

Ảnh minh họa.

Trước đó, một nam bệnh nhân, 33 tuổi ở xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, Yên Bái nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê có biểu hiện của viêm màng não... Bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn do được cấp cứu kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch.

Còn, tại tỉnh Điện Biên đã ghi nhận 1 bệnh nhân (43 tuổi), trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn. Nguyên nhân là do bệnh nhân L.V.T. tham gia giết, mổ lợn và ăn tiết canh sống. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn streptococcus suis (tác nhân gây bệnh liên cầu lợn).

Hay tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư mới tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân (50 tuổi, ở Giao Thủy, Nam Định) sốc nhiễm khuẩn. 3 ngày trước nhập viện, bệnh nhân mổ lợn và làm tiết canh liên hoan cùng bạn bè. Sau liên hoan 1 ngày, bệnh nhân thấy đau mỏi người, đi ngoài phân lỏng 2 lần, kèm sốt cao rét run, người khó chịu, chân tay tím tái. Nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi do liên cầu lợn và tử vong ngay sau đó.

Phòng tránh nguy cơ nhiễm liên cầu lợn

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, hàng năm, bệnh viện tiếp đón từ 50-100 bệnh nhân nhập viện liên quan đến liên cầu lợn. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, bệnh lây truyền trực tiếp từ lợn sang người do vi khuẩn streptococcus suis gây nên.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cảnh báo, liên cầu lợn là một chủng vi khuẩn cư trú thường xuyên ở con lợn, nếu người dân sử dụng các sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh, có thể bị nhiễm liên cầu lợn.

Người dân ăn các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như: tiết canh, nem chua, nem chạo... cũng dễ mắc liên cầu khuẩn lợn. Ngoài ra, tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các vết trầy xước trên da.

“Liên cầu lợn có 2 thể bệnh chính, thể hay gặp nhất là viêm màng não mủ, bệnh nhân có thể sốt cao sau đó co giật, lơ mơ, hôn mê, nặng hơn là bị phù não dẫn đến tử vong” - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay.

Cũng theo các chuyên gia y tế, khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy... khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.

Bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.

Trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, mê hoảng, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu và sốc nhiễm trùng, tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo, tỷ lệ tử vong do liên cầu khuẩn lợn gây ra khoảng 7%. Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục.

Hiện chưa có vaccine phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên ăn các sản phẩm được nấu chín, không sử dụng các món ăn tươi sống như tiết canh, tái, nem chạo… để phòng tránh nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Người tiêu dùng nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Một số người dân vẫn có thói quen ăn những món tái sống chưa được chế biến chín, tiết canh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhiễm liên cầu lợn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong với nhóm bệnh này rất cao.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai

Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn nguy hiểm ra sao?

Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn nguy hiểm ra sao?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ