Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyên tắc chọn mua đũa an toàn bạn cần biết

Kinhtedothi - Bạn muốn chọn được đũa ăn cơm an toàn cần ghi nhớ những nguyên tắc chọn đũa dưới đây.

Lựa chọn theo kiểu dáng đũa ăn

Bạn cần chú ý lựa chọn đũa đúng cách. Nguồn ảnh: Internet 

Hạn chế chọn những đôi đũa có màu sắc sặc sỡ, nổi bật bất thường, có thể chúng đã được sơn, phủ các loại sơn, hóa chất độc hại lên đó.

Loại đũa nào có mùi hôi, nồng, mùi hăng hoặc cay khó chịu... tuyệt đối không nên mua vì có thể đó là hóa chất độc hại để ngâm, bảo quản đũa không bị mốc.

Không nên chọn đũa cầm lên thấy nhẹ tay, cảm giác sần sùi, dễ uốn cong, không cứng cáp, có thể đũa này sử dụng chất liệu kém chất lượng, gỗ, tre non, chất liệu dư thừa.

Nên chọn những đôi đũa gỗ cầm lên thấy chắc tay, không bị cong vênh, không có mùi khó chịu, ít hoa văn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chất liệu đũa 

Đũa nhựa: Đũa nhựa nhiều màu sắc, nhìn bắt mắt, nhưng có thể gây hại tới sức khỏe của người sử dụng. Vì khi gặp nóng, đũa nhựa sẽ phóng thích ra các thành phần hóa chất độc hại. Và việc sử dụng lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hầu hết các loại đũa nhựa đều rất mềm, khi tiếp xúc với nóng dễ bị biến đổi hình dạng.

Đũa kim loại: Đũa kim loại sử dụng bền nhưng vô cùng nguy hại vì tính dẫn nhiệt của chúng. Hầu hết mọi người đều thích ăn nóng và khi gắp thức ăn bằng đũa kim loại sẽ khiến bạn cảm thấy nónghơn, nhiệt độ nóng từ chúng có thể làm phỏng hoặc viêm môi và lưỡi. Bên cạnh đó, việc sử dụng đũa kim loại cũng không dễ dàng, rất dễ bị trơn trượt khi gắp thức ăn.

  Đũa gỗ: Nhiều loại đũa thường được chế biến từ gỗ. Các nhà sản xuất thường muốn sản phẩm của họ trở nên bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng, nên đã sơn phết trên bề mặt đũa bằng các loại sơn. Việc này sẽ làm cho đũa có các kim loại nặng cũng như các chất gây hại khác. Khi sử dụng lâu dài, các chất này sẽ thâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dĩ nhiên, các đôi đũa bằng gỗ tự nhiên, không đánh vec-ni, không sơn phết sẽ không tiềm ẩn nguy cơ gây hại.

Đũa tre: Trên quan điểm bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng hãy chọn sử dụng các đôi đũa làm bằng chất liệu tự nhiên là tốt nhất. Vì các đôi đũa càng đẹp, càng nhiều màu sắc,càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Người tiêu dùng sẽ yên tâm khi chọn các loại đũa làm bằng tre, được thiết kế mộc mạc vì không gây hại cho sức khỏetrong quá trình sử dụng.

Cách chọn mua đũa

Người dùng thường ít quan tâm đến việc chọn đũa ăn nhưng đây là điều quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức  khỏe người dùng. Khi đi mua cần phải cầm nắm, quan sát, thậm chí ngửi mùi sản phẩm và tuân theo các nguyên tắc sau:

Hạn chế chọn những đôi đũa có màu sắc sặc sỡ, nổi bật bất thường, có thể chúng đã được sơn, phủ các loại sơn, hóa chất độc hại.

Loại đũa nào có mùi hôi, nồng, mùi hăng hoặc cay khó chịu… tuyệt đối không nên mua vì có thể đó là hóa chất độc hại để ngâm, bảo quản đũa không bị mốc.

Không nên chọn đũa cầm lên thấy nhẹ tay, cảm giác sần sùi, dễ uốn cong, không cứng cáp… Có thể đũa này sử dụng chất liệu kém chất lượng, gỗ, tre non, chất liệu dư thừa.

Nên chọn những đôi đũa gỗ cầm lên thấy chắc tay, không bị cong vênh, không có mùi khó chịu, ít hoa văn màu mè… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ