Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyên tắc "vàng" để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Kinhtedothi - Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Do vậy, việc tuân thủ các bước an toàn vệ sinh thực phẩm có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên.

An toàn thực phẩm chính là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho những loại thực phẩm tránh bị nhiễm bẩn, chất độc hại và nhiều loại sinh vật làm giảm chất lượng thực phẩm, gây hư hỏng ôi thiu và gây bệnh cho sức khỏe con người.

Những loại thực phẩm thường dễ bị hỏng ôi thiu từ những loài vi sinh vật như nấm, mốc, gây tổn hại, giảm chất lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, dẫn đến tình trạng hỏng và ôi thiu.

Khi nhắc tới phải kể đến những loại thịt, cá, rau để bên ngoài qua 1 ngày sẽ bị có ròi, do những loài vi sinh vật sản sinh ra nhiều chất làm hư hỏng thịt cá, làm biến chất dẫn đến bốc mùi thối, lúc đó không thể làm gì được nữa. Nếu mua thực phẩm tươi sống hãy dùng ngay hoặc để vào tủ lạnh ngăn đá để bảo quản được lâu.

Tiếp theo phải kể đến những loại thực phẩm khô dễ bị hiện tượng mốc trắng, hoặc xanh sau 1 đến 2 ngày để ở ngoài, những thực phẩm này lúc ăn sẽ gây bệnh đặc biệt là ung thu. Mua về bạn hãy sử dụng ngay đừng để vài ngày sẽ dễ bị nhiễm vi sinh vật gây ảnh hưởng sức khỏe.

Những sản phẩm nào đóng hộp hãy xem hạn sử dụng của nó vì ăn hết hạn sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe của người dùng. Vì vậy, trước khi bạn mua hãy xem thật kỹ hạn sử dụng.

Ý nghĩa của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của con người càng tăng cao ở cả mức độ quốc tế, quốc gia và vùng. Mỗi ngày có hàng nghìn người trên thế giới bị chết từ những bệnh do thực phẩm sinh ra mà có thể phòng tránh được.

Bệnh do thực phẩm gây ra đang là vấn nạn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Điều này làm quá tải hệ thống chăm sóc y tế. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ nhỏ, người già và người bệnh. Bệnh do thực phẩm gây ra còn ảnh hưởng đến nền kinh tế và phát triển của quốc gia và thương mại quốc tế.

Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Do vậy, việc tuân thủ các bước an toàn vệ sinh thực phẩm có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Hiện có nhiều ca bị ngộ độc thực phẩm. Vậy nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là gì? Những nguyên nhân đó phải kể đến bao gồm:

Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, chủ yếu bởi những chủng mang tên Salmonella, E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listera. Những vi khuẩn này thường gây nên những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vi khuẩn Salmonella là lí do tạo ra ngộ độc thực phẩm.

Do thực phẩm bị ô nhiễm rất nhiều hóa chất như CN-, -As, Cl-, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộ độc do ăn những thực phẩm có chứa những chất đó.

Thực phẩm vốn hàm chứa những chất độc tự nhiên. Như Xyanua có nhiều trong sắn, măng và gây nên một số những bệnh ruột. Phytat trong ngũ cốc được biết đến như muối của Calci Phytic. Ancaltit có trong khoai tây đã mọc mầm hoặc khi vỏ chuyển sang xanh, tiếp xúc với tia cực tím, ánh sáng mặt trời. Còn một chất mang tên axit oxalic gây nên bệnh đường ruột. Nấm mốc thường do nhiệt độ nóng ẩm ở Việt Nam.

Hơn nữa, còn có nhiều trường hợp ngộ độc mà không thể nói rõ nguyên nhân. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy kem ăn có 55,2% không đạt chất lượng, thức ăn đường phố không đạt vệ sinh, nước giải khát lề đường.

Năm nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra 5 bước cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giữ sạch

- Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm.

- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh.

- Rửa sạch tất cả dụng cụ đựng và chế biến thực phẩm, vệ sinh bếp sạch sẽ.

- Giữ cho khu vực bếp và thức ăn không có côn trùng, và động vật lại gần.

Để riêng thực phẩm sống và chín

- Để riêng các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản với các thực phẩm khác

- Sử dụng riêng dao thớt cho thực phẩm sống và chín.

- Bảo quản thực phẩm sống và chín trong những đồ chứa riêng.

Nấu kỹ

- Nấu chín kỹ thực phẩm đặc biệt là các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản.

- Đun sôi thức ăn lỏng. Với thịt và gia cầm nấu chín để không còn màu hồng.

- Thức ăn sau khi bảo quản cần đun sôi lại trước khi ăn.

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

- Không được bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.

- Bảo quản thức ăn chin hoặc dễ hỏng ở nhiệt độ dưới 5 độ.

- Giữ thức ăn đã nấu ở nhiệt độ 60 độ trước khi ăn.

- Không bảo quản thức ăn quá lâu kể cả trong tủ lạnh.

- Không được rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng.

Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn

- Sử dụng nước sạch hoặc phải xử lý thành nước sạch an toàn trước khi sử dụng.

- Sử dụng thực phẩm tươi và an toàn.

- Lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn an toàn như sữa tươi tiệt trùng.

- Rửa sạch rau, củ và quả chín dưới vòi nước chảy, đặc biệt với những loại ăn sống.

- Không sử dụng thực phẩm quá hạn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ