Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyệt thực toàn phần ở Hà Nội đúng Rằm tháng 10 có gì đặc biệt?

Kinhtedothi - Chiều nay (8/11), hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần thứ 2 trong năm 2022 sẽ diễn ra.

Hiện tượng thiên nhiên này sẽ diễn ra vào lúc 17 giờ 12 phút, đạt cực đại vào 17 giờ 59 phút và kết thúc vào lúc 20 giờ 56 phút (theo giờ Việt Nam).  Đây là nguyệt thực lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet

Lần nguyệt thực toàn phần này có thể quan sát được ở Châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Á và Bắc Âu, bằng mắt thường mà không cần thiết bị hỗ trợ.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng, Mặt Trăng đi vào chóp bóng của Trái Đất và ở vị trí đối diện với Mặt Trời.

Khi hiện tượng này diễn ra, ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng sẽ bị khí quyển của Trái Đất khúc xạ, hiện lên một màu đỏ trên bầu trời.

Chính vì vậy hiện tượng này còn được gọi với cái tên là "Mặt trăng máu." Trong khi đó, trăng tròn vào tháng 11 còn được gọi là Mặt Trăng Hải ly nên hiện tượng được biết đến là "Mặt trăng máu Hải ly."

Trăng tròn vào tháng 11 còn được gọi là Mặt Trăng Hải ly nên hiện tượng được biết đến là "Mặt trăng máu Hải ly." Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Xuyên suốt sự kiện, người yêu thiên văn cũng có thể thấy hành tinh thứ 7 - sao Thiên Vương nằm gần Mặt Trăng bị che tối. Tại một số khu vực thuộc châu Á, bao gồm Hong Kong, có lúc sao Thiên Vương sẽ ẩn sau Mặt Trăng trong thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần.

Đây sẽ là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nguyệt thực trước đó diễn ra vào ngày 16/5. Năm 2023 cũng sẽ có 2 nguyệt thực vào tháng 5 và tháng 10. Lần kế tiếp nguyệt thực toàn phần diễn ra sẽ là vào tháng 9/2025.

Nhiều nơi ở Việt Nam sẽ có thể quan sát được lần nguyệt thực. Mặc dù nguyệt thực toàn phần không hiếm, nhưng đây vẫn là sự kiện thiên văn đáng chú ý và khá đặc biệt với nhiều người. 

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, thời gian Mặt trăng mọc ở Hà Nội là 17 giờ 12 còn ở TP Hồ Chí Minh là 17 giờ 22. Như vậy về lý thuyết, ở Hà Nội có thể theo dõi toàn bộ pha toàn phần của nguyệt thực. Tuy nhiên khi đó nó mới bắt đầu xuất hiện ở chân trời nên về cơ bản là gần như không thể quan sát được. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này đối với hầu hết tỉnh/thành của Việt Nam là sau 17 giờ 40, khi Mặt Trăng đã không còn quá thấp./.

 

Lịch trình chi tiết của hiện tượng, tính theo giờ Việt Nam ngày 8/11/2022:

- Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 15 giờ 02

- Nguyệt thực một phần bắt đầu: 16 giờ 9

- Nguyệt thực toàn phần bắt đầu: 17 giờ 16

- Nguyệt thực cực đại: 17 giờ 59

- Nguyệt thực toàn phần kết thúc: 18 giờ 41

- Nguyệt thực một phần kết thúc: 19 giờ 49

- Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 20 giờ 56.

(Theo: Timeanddate.com)

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngày vía thần Tài là ngày nào?

Ngày vía thần Tài là ngày nào?

03/02/2025 | 16:21

Kinhtedothi - Theo sách "Lễ tục trong gia đình người Việt", thần Tài là vị thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời, có danh tiếng ngút trời. Năm 2025, ngày vía Thần Tài rơi vào ngày 7/2 (tức 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ