Nhà báo đoạt giải Pulitzer tố Mỹ đứng sau vụ nổ đường ống Nord Stream của Nga
Kinhtedothi - Nhà Trắng đã gọi báo cáo mới nhất của nhà báo điều tra nổi tiếng Seymour Hersh là "hoàn toàn sai sự thật và hư cấu".
Một nhà báo đoạt giải Pulitzer đã đưa ra một tuyên bố gây sốc rằng chính các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy các đường ống Nord Stream 1 và 2 dưới Biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái.
Seymour Hersh là một nhà báo điều tra nổi tiếng đã phơi bày vụ thảm sát Mỹ Lai trong Chiến tranh Việt Nam. Ông cũng là người có công trong việc đưa ra ánh sáng vụ bê bối Watergate và vụ lạm dụng tù nhân Abu Ghraib.
Theo Hersh, Hải quân Mỹ đã tiến hành hoạt động phá hoại đường ống vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu dưới vỏ bọc của một cuộc tập trận hàng hải của NATO.
"Tháng 6 năm ngoái, các thợ lặn của Hải quân, hoạt động dưới vỏ bọc của một cuộc tập trận giữa mùa Hè của NATO, được công bố rộng rãi có tên là BALTOPS 22, đã cài đặt từ xa kích hoạt chất nổ mà 3 tháng sau đã phá hủy 3 trong 4 bốn đường ống Nord Stream - theo một nguồn tin từ nội bộ trực tiếp thực hiện kế hoạch" - báo cáo của nhà báo Harsh viết.
Vụ nổ dưới nước dẫn đến một vụ nổ khí methane lên bề mặt. Theo báo cáo, hơn 500 triệu m3 khí đã bị thất thoát, tương đương với 8 triệu tấn CO2, hay 1/5000 lượng khí thải CO2 toàn cầu hàng năm. Mặc dù Mỹ và đồng minh châu Âu nhanh chóng đổ lỗi cho Nga, Moscow cho rằng phương Tây có "điều gì đó khuất tất" và cố tình ngăn chặn Nga điều tra vụ việc.
Báo cáo của Hersh cho biết, nỗi sợ hãi chính trị của Mỹ là "Đức và phần còn lại của Tây Âu sẽ nghiện khí đốt tự nhiên giá rẻ do Nga cung cấp", điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ.
Đáng chú ý, kế hoạch phá hoại đường ống được cho đã được bắt đầu trước cả khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Theo nhà báo điều tra, đó là khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan triệu tập một cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm mới thành lập và cho biết "kế hoạch phá hoại" được đưa ra theo mong muốn của Tổng thống. Vào ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công khai tuyên bố: "Nếu Nga xâm lược Ukraine... thì sẽ không còn Nord Stream 2 nữa. Chúng tôi sẽ kết thúc nó".
Mặc dù chất nổ đã được cài đặt trong cuộc tập trận vào tháng 6/2022, nhưng Mỹ đã không kích hoạt các vụ nổ cho đến 3 tháng sau đó. "Vào ngày 26/9/2022, một máy bay giám sát P8 của Hải quân Na Uy đã thực hiện một chuyến bay như thường lệ và thả một phao sonar. Tín hiệu lan truyền dưới nước, ban đầu đến Nord Stream 2 và sau đó đến Nord Stream 1. Vài giờ sau, tín hiệu nổ C4 đã được kích hoạt và 3 trong 4 đường ống đã ngừng hoạt động. Trong vòng vài phút, có thể nhìn thấy các vũng khí methane còn sót lại trong các đường ống bị đóng kín lan rộng trên mặt nước" - báo cáo của Hersh cho biết thêm.
Bác bỏ báo cáo này, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson ra tuyên bố: "Đây là điều hoàn toàn sai sự thật và hư cấu". Người phát ngôn của CIA và Bộ Ngoại giao Myx cũng ra tuyên bố tương tự.
Bộ Ngoại giao Nga cũng đã có những phản ứng ban đầu với báo cáo của nhà báo Mỹ, nói thêm rằng Washington có những câu hỏi cần trả lời về vai trò của họ trong các vụ nổ phá hoại đường ống.
Ai hưởng lợi từ vụ đánh bom Nord Stream?
Kinhtedothi - Hàng chục tỷ đô la cơ sở hạ tầng quan trọng cung cấp tài chính cho nền kinh tế Nga, cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Đức và sưởi ấm châu Âu, đã bị chôn vùi trong sự cố nghi là đánh bom các đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2.
Nga nêu yêu cầu để công nhận kết quả điều tra vụ rò rỉ Nord Stream
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moscow sẽ không công nhận bất kỳ cuộc điều tra nào về vụ rò rỉ các đường ống Nord Stream nếu nước này không được phép tham gia trong quá trình này.
Điện Kremlin: Đánh bom cầu Crimea và vụ nổ Nord Stream là hành động khủng bố
Kinhtedothi - Điện Kremlin đưa ra buộc tội này sau vụ đánh bom cầu Crimea hồi tháng 10 và vụ nổ trên tuyến đường ống khí đốt Nord Stream của Nga vào cuối tháng 9.