Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khánh Hòa:

Nhà máy xử lý nước thải 13 triệu USD góp phần bảo vệ vịnh Nha Trang

Kinhtedothi - Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc TP Nha Trang có tổng mức đầu tư khoảng 13 triệu USD. Nhà máy được xây dựng với mục đích thu gom nước thải sinh hoạt từ 5 xã, phường phía Bắc về xử lý trước khi xả ra môi trường.

Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc TP Nha Trang rộng hơn 3 ha, công suất xử lý 15.000 m3/ngày đêm được đặt tại khu vực Tây Nam Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang. Đây là một hạng mục quan trọng của Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP Nha Trang do Ban Quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư.
Theo ông Nguyễn Thanh Hiến - Giám đốc Ban Quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa, nhà máy được thiết kế cho mục tiêu đến năm 2025, xử lý nước thải cho khu vực phía Bắc TP Nha Trang gồm 4 phườngVĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ và một xã ngoại thành là Vĩnh Ngọc. Qua đó, góp phần ngăn chặn nước thải bẩn đổ ra vịnh Nha Trang, nhất là từ các hộ dân, nhà hàng, khách sạn nằm dọc đường biển Phạm Văn Đồng.
Sau thời gian dài gặp khó khăn do vướng mặt bằng thi công, ngày 30/6, Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc TP Nha Trang đã hoàn thành. Ngày 9/7 bắt đầu tổ chức vận hành thử theo quy định. Nhà máy được quản lý bằng hệ thống tiên tiến để kiểm soát nước thải đầu vào và đầu ra.
Theo quy trình vận hành, nước thải từ các trạm bơm PS5 truyền tải về ngăn tiếp nhận. Sau đó, nước thải truyền dẫn đến kênh đặt song chắn rác qua đồng hồ đo lưu lượng vào song chắn rác thô sau đó chảy đến song chắn rác tinh, song chắn rác được sử dụng nhằm loại bỏ các chất rắn dạng sợi, ván gỗ... 
Tại điểm đầu ra và đầu vào đều được lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng dùng để kiểm soát lưu lượng nước thải.
Ngay tại khu vực đầu vào, nước thải có mùi hôi thối, đen ngòm và sủi bọt trắng xóa. Hiện nhà máy đang vận hành thử trong 3 tháng; tháng 10 sẽ vận hành chính thức. Trong giai đoạn này, đơn vị kiểm đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý độc lập sẽ tiến hành 7 lần lấy mấy giai đoạn điều chỉnh và 7 lần lấy mấy giai đoạn vận hành ổn định trước khi đi vào hoạt động.
Để bảo vệ các công trình phía sau, nước thải chảy vào bể thu dầu mỡ và lắng cát có thổi khí. Theo đó, dầu mỡ được thu gom trên bề mặt dẫn về bể chứa dầu, tại bể lắng cát các cặn vô cơ (cát, sỏi nhỏ...) được loại bỏ ra khỏi nước thải thông qua quá trình lắng xuống đáy bể lắng cát, cát sau lắng được dồn vào hố thu cát bằng dàn cào cát, và được bơm vào mương thu cặn định kỳ. 
Đây được xem là "trung tâm" của nhà máy, nước thải được chia làm 2 nhánh bố trí van điều tiết lưu lượng vào 2 mương oxy hóa có chức năng khử sinh học các chất các bon hữu cơ (COD, BOD5), và amonia cũng như nitrate nitrogen bởi quá trình Khử Nitơ gián đoạn, các mương sẽ được lắp đặt hệ thống sục khí bề mặt (rotor lớn dùng cung cấp oxy cho vi sinh xử lý các chất ô nhiễm) cũng như máy khuấy chìm có tốc độ thấp.
Nước thải sau mương oxy hóa tự chảy sang bể lắng cuối, tại đây bùn hoạt tính được lắng xuống và thu vào trạm bơm bùn thông qua ống thu cặn dưới đáy bùn sinh học được bơm tuần hoàn về đầu vào bể kỵ khí và mương oxy hóa, bùn dư bơm về bể cô đặc bùn trọng lực. Nước trong sau xử lý khỏi 2 bể lắng cuối, đi vào bể khử trùng tia UV để loại bỏ coliform đạt chỉ tiêu yêu cầu rồi thải. 
Nước thải hôi thối, đen ngòm sau khi qua hệ thống xử lý đã trong veo và đạt mức A theo QCVN14:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT (cột A, Kq=0,9, Kf = 0,9).
Hiện nhà máy vẫn còn quỹ đất dự trữ để triển khai xây dựng giai đoạn 2 nâng tổng công suất lên 22.500 m3/ngày đêm. 
 

Nhà máy xử lý nước thải phía bắc TP Nha Trang được khởi công xây dựng vào ngày 3/12/2021, đến ngày 30/6/2024 hoàn thành đưa vào khai thác.

Giá trị hợp đồng công trình (đã bao gồm chi phí dự phòng) hơn 302,8 tỷ đồng. Nhà máy gồm các hạng mục chính gồm bể chứa dầu mỡ; bể thu nước bọt váng; nhà phân phối điện; nhà tách nước cô đặc bùn; bể chứa bùn; trạm bơm bùn; trạm bơm bùn tuần hoàn.

Cùng với đó là bể cô đặc trọng lực; buồng phân phối; bể lắng cuối; mương oxy; bệ đỡ thiết bị khử mùi; trạm bơm nước sạch; bể khử trùng UV; bể đo lưu lượng xả; nhà hành chính; nhà cơ khí; nhà quan trắc; trạm bơm nước tưới rửa; nhà chắn rác và bể tách cát, thu dầu mỡ; nhà thổi khí; trạm điện; bể tiếp nhận bùn tự hoại; nhà nghỉ công nhân...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

24/01/2025 | 17:45

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định thời tiết phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ