Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc và những ca khúc về Hà Nội

Kinhtedothi - Chia sẻ về lý do sáng tác ra nhiều tác phẩm hay về Hà Nội, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc cho rằng:“Hà Nội như là duyên nợ, đã cưu mang, nuôi dưỡng vun đắp tâm hồn ông, lưu giữ trong ông biết bao kỷ niệm quý giá về Thủ đô văn hiến - Thành phố Vì hòa bình”.

Có nhiều năm tháng gắn bó với Thủ đô Hà Nội, cả về lĩnh vực công tác cũng như sáng tác văn học nghệ thuật, và đặc biệt là các ca khúc viết về Hà Nội trong số hơn 100 ca khúc được phổ thơ của ông. Vậy ông có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ?

- Năm 1988, sau 5 năm du học ở Liên xô, tôi về nước, nhận công tác tại Hà Nội. Nghề báo, nghiệp văn và hoạt động quản lý trong ngành dân số, y tế từ đó cứ cuốn hút tôi, thấm thoắt đã 35 năm gắn bó với Thủ đô. Nếu nói về duyên nợ với những ca khúc viết về Hà Nội thì có 5 ca khúc là cơ duyên đưa tôi kết nối, gắn bó với 4 nhạc sĩ mà tôi vô cùng yêu quý, trân trọng.

Cảnh đẹp của Hà Nội luôn mang lại cảm hứng cho các nhà thơ sáng tác ra các tác phẩm được nhiều người yêu thích. Ảnh: Lam Thanh

Năm 2010, trong một cuộc gặp mặt tại Nha Trang, anh Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ nói với tôi: “Công tác tuyên giáo nói chung và tuyên giáo Hà Nội nói riêng có đặc thù hết sức đặc biệt. Tiếc là chưa có bài thơ nào thật tâm đắc về lĩnh vực này, anh tìm hiểu và viết bài thơ về ngành tuyên giáo Hà Nội nhé”. “Đề bài” anh Hồ Quang Lợi đưa ra thú thật là cũng “hóc” đối với tôi vì cảm nhận vừa “khô” vừa khó tìm tư liệu thực tiễn để thăng hoa cảm xúc. Công tác tuyên giáo thường thầm lặng, ít xuất hiện trong các hoạt động xã hội. Để viết bài thơ này, tôi bắt đầu từ chính suy nghĩ, lòng yêu quý, cảm xúc của mình đối với chính người “đặt bài”- Bài thơ nhớ lời tâm tình với anh Hồ Quang Lợi. Tôi liên tưởng đến người cán bộ tuyên giáo như chiếc cần ăng-ten, nắm bắt từng bước sóng của lòng dân và cuộc sống: “Mẫn cảm với cuộc đời/ Cần ăng-ten thu từng bước sóng/ Nhịp đập lòng dân biển đời sôi động/ Ta lắng nghe như hơi thở chính mình”. Với trái tim nhạy cảm, tinh thần trách nhiệm và lòng đam mê, tâm huyết, họ thầm lặng dâng hiến, thầm lặng chắt chiu từng đốm lửa để nhen nhóm những điều tốt đẹp: “Khao khát bình yên góc phố bản làng/ Mong vợi nỗi đau trang đời giông tố/ Bắt mạch dòng tin, chắt nguồn thế sự/ Từ bốn phương tám hướng đổ về”. Nhiều tình huống nhạy cảm cần người cán bộ tuyên giáo phải xử trí thông minh, linh hoạt, vừa đảm bảo nguyên tắc của Đảng vừa phải mềm dẻo, nhuần nhuyễn và hiệu quả. Sau khi bài thơ đăng báo Nhân Dân, nhạc sĩ Văn Tiến đã phổ nhạc thành công ca khúc: “Thắp niềm tin cuộc sống”. Anh Hồ Quang Lợi hào hứng chia sẻ: “Đây là ca khúc viết về ngành tuyên giáo mà anh thực sự tâm đắc”.

Kỷ niệm thứ hai cũng xuất phát từ việc “đặt bài” của anh Hồ Quang Lợi. Đầu năm 2013, quận Long Biên chuẩn bị kỷ niệm 10 năm thành lập. Trong cuộc làm việc với chị Trần Thị Vân Anh, Phó Bí thư Quận ủy, anh Hồ Quang Lợi nói như đinh đóng cột: “Hôm nay tôi chính thức đề nghị nhà thơ Lê Cảnh Nhạc, là bạn tôi, Tổng Biên tập báo Gia đình & Xã hội viết một ca khúc chào mừng 10 năm thành lập quận Long Biên. Tôi nổi hứng lên nhận luôn, mặc dù mình chỉ làm thơ chứ đâu có viết nhạc. Nhưng với tình yêu Hà Nội, tôi tin các nhạc sĩ và tôi sẽ kết nối với nhau để thực hiện lời hứa này. Ngay tối hôm đó tôi viết bài “Sắc Xuân Long Biên”.

Tôi chuyển bài thơ cho tác giả “Hà Nội linh thiêng và hào hoa”- nhạc sĩ Lê Mây, người đã gắn bó với tôi gần chục ca khúc. Chỉ vài ngày sau, nhạc sĩ Lê Mây hào hứng gọi điện cho tôi: “Bài hát về Long Biên, về một Hà Nội mới, Hà Nội mở rộng, Hà Nội phát triển… hay lắm, mình sẽ cho thu thanh ngay”. Rồi ông hát cho tôi nghe qua điện thoại. Sau khi thu thanh, nhạc sĩ Lê Mây lại gọi điện cho tôi, phấn chấn: “Chương trình Văn học nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phỏng vấn hai anh em mình và ghi hình ca khúc “Sắc Xuân Long Biên” vào thứ Bảy tuần tới. Năm đó, đúng đêm ba mươi Tết, chương trình VTV1 phát sóng bài “Sắc Xuân Long Biên” cùng nội dung phỏng vấn tôi và nhạc sĩ Lê Mây. Sau đó, bài hát còn được phát lại nhiều lần trong chương trình “Tác phẩm mới” của Đài Truyền hình Việt Nam. Quả là một ký niệm đáng nhớ.

Nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, và nhà thơ Lê Cảnh Nhạc cũng có rất nhiều duyên nợ trong việc phối hợp cho ra đời mấy chục ca khúc. Vậy duyên nợ của các anh trong các nhạc phẩm viết về Hà Nội là gì?

- Tôi và nhạc sĩ Đức Trịnh quả là rất có duyên với nhau. Năm 2017, trước thềm Xuân Đinh Dậu, Nhà hát kịch Việt Nam mời nhạc sĩ Đức Trịnh viết một ca khúc cho vở nhạc kịch về đề tài Hà Nội. Lấy bối cảnh Hà Nội năm 1946, người con gái đi xa, khắc khoải nỗi nhớ về Hà Nội, đêm đêm mơ về Thăng Long - Hà Nội hào hoa, văn hiến và những kỷ niệm đi suốt cuộc đời... Tôi được nhạc sĩ Đức Trịnh giao viết ca từ cho ca khúc này. Và ca khúc “Mơ về Hà Nội” với giai điệu sâu lắng, trữ tình, đầy thổn thức, khắc khoải được ra đời từ đó. “Mơ về Hà Nội” trở thành một trong những ca khúc mà sau đó nhạc sĩ Đức Trịnh rất tâm đắc trong các sáng tác của mình, và là “linh hồn” của vở nhạc kịch về Hà Nội của Nhà hát kịch Việt Nam.

Còn các ca khúc viết về Công an Hà Nội và những con đường Thủ đô… nhà thơ đã “se duyên” với các nhạc sĩ như thế nào?

- Năm 2019, Quận Bắc Từ Liêm kỷ niệm 5 năm thành lập. Công an và lãnh đạo quận mời các nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân, Đức Trịnh cùng các nhà thơ Vũ Quân Phương, Bằng Việt và tôi về dự lễ phát động cuộc thi sáng tác thơ về đề tài truyền thống ngành Công an và quận Bắc Từ Liêm. Ban tổ chức mời chúng tôi hưởng ứng, động viên phong trào bằng việc sáng tác các ca khúc về đề tài này. Nhạc sĩ Đức Trịnh “phân công” tôi viết ca từ cho một hành khúc về Công an Hà Nội. Đã có nhiều bài hát rất hay về công an Nhân dân. Tôi và nhạc sĩ Đức Trịnh cũng đã viết 3 ca khúc về đề tài này. Làm sao để không trùng lặp mọi người và không lặp lại chính mình? Với mục tiêu đó, tôi đã cố gắng hoàn thiện ca từ cho bài hát “Vì cuộc sống bình yên”.

Một thời gian sau, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (nay là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) gọi điện cho tôi đề nghị viết về Bắc Từ Liêm. Ông bảo đã xem hơn 100 tác phẩm thơ dự thi về Bắc Từ Liêm nhưng chưa bắt được giai điệu nào cả. Tôi nghĩ ngay đến đề tài những con đường mới mở của Thủ đô Hà Nội, trong đó có con đường mang tên cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nguyên Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhận được bài thơ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhắn tin trả lời: “Cảm ơn nhà thơ, tuần sau sẽ có bài hát mới mang tên “Âm vang những con đường”.

Chưa đầy một tuần sau, “Âm vang những con đường” được thu thanh và phổ biến rộng rãi. Giờ đây, “Âm vang những con đường” đã trở thành bài ca truyền thống của Bắc Từ Liêm, đều đặn hàng ngày được cất lên trên hệ thống phát thanh của quận.

Như là duyên nợ, và cũng là niềm vinh dự của tôi đối với Thủ đô Hà Nội, đó là dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi được lãnh đạo TP đặt viết kịch bản, lời bình cho chương trình nghệ thuật tại lễ kỷ niệm sự kiện đặc biệt này. Cảm ơn Hà Nội đã cưu mang, nuôi dưỡng vun đắp tâm hồn tôi, lưu giữ trong tôi biết bao kỷ niệm quý giá về Thủ đô văn hiến - Thành phố Vì hòa bình.

Xin cảm ơn nhà thơ Lê Cảnh Nhạc về cuộc trò chuyện thú vị này!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chợt thấy hoa đào, gợi bao chuyện cũ!

Chợt thấy hoa đào, gợi bao chuyện cũ!

13/01/2025 | 14:35

Kinhtedothi - Tôi không sinh ra tại Hà Nội, nhưng sống và gắn bó với những con người hồn hậu nơi đây, tôi đã lỡ yêu những nét văn hoá nơi này. Con người và mảnh đất Tràng An thanh lịch có sức lôi cuốn kỳ lạ với tôi, khiến tôi luôn tò mò muốn được cảm nhận, khám phá.

Chộn rộn mùa Tết

Chộn rộn mùa Tết

10/01/2025 | 09:02

Kinhtedothi - Với bạn, mùa Tết là khoảng thời gian nào? Với tôi, mùa Tết bắt đầu từ tháng Chạp. Những ngày này, phố Hà thành chộn rộn không khí Tết. Vạt nắng mỏng nhẹ ngày cuối Đông quyện làn hương phiêu bồng của khúc giao mùa khiến phố Hà thành mang vẻ đẹp vừa lạ, vừa

Nơi lưu giữ những ký ức thanh xuân

Nơi lưu giữ những ký ức thanh xuân

08/01/2025 | 14:33

Kinhtedothi - Ẩn mình trong gió lạnh, nắng Đông luôn mang đến cảm giác tươi vui, ấm áp, dịu nhẹ. Cũng giống như con người, bước qua những ngày giông bão, bước qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc đời, ngửa mặt lên lại thấy bầu trời chan chứa nắng!

Isaac gây "chấn động" với diện mạo đẹp trai tại sự kiện

Isaac gây "chấn động" với diện mạo đẹp trai tại sự kiện

30/12/2024 | 10:45

Cuối tuần qua, Isaac -chàng thủ lĩnh của 365 trong chương trình Anh trai say hi đã xuất hiện tại một sự kiện ở TP Hồ Chí Minh. Anh đốn tim fan khi diện outfit trẻ trung, áo da đen kết hợp cùng 1 mẫu sản phẩm trong BST kính mắt The Rock by HMK Vietnam.

Câu chuyện cuộc sống: hạnh phúc vẹn tròn

Câu chuyện cuộc sống: hạnh phúc vẹn tròn

28/12/2024 | 21:37

Kinhtedothi - Anh Công từng có thời gian 5 năm làm việc tại Hàn Quốc. Khoảng thời gian dài đằng đẵng, cả gia đình anh đã cùng nhau cố gắng để có một tương lai tươi sáng hơn.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ