Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhân rộng mô hình trồng hoa công nghệ cao: Cần chính sách đủ mạnh

Kinhtedothi - Trồng hoa công nghệ cao (CNC) đang là hướng đi phù hợp của nền nông nghiệp Thủ đô. Nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu tại chỗ và đạt mục tiêu xuất khẩu trong tương lai, Hà Nội đã và đang đầu tư mạnh cho các mô hình sản xuất hoa ứng dụng CNC.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có 2.700ha trồng hoa, trong đó có khoảng 50 vùng trồng hoa có quy mô 20ha/vùng,tập trung tại các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín…
 Nông dân chăm sóc hoa hồng tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
Hiệu quả kinh tế cao

HTX hoa, cây cảnh Thụy Hương là điểm sáng trong việc ứng dụng CNC vào sản xuất. Hiện, HTX đang trồng 3 loại hoa chính là lan rừng, lan hồ điệp và hoa ly trong nhà kính, nhà lưới có trang bị hệ thống tưới tiêu và điều chỉnh nhiệt độ tự động.
Chủ nhiệm HTX hoa, cây cảnh Thụy Hương Nguyễn Duy Năm cho biết, việc ứng dụng CNC vào sản xuất sẽ khắc phục được sự bất thuận của thời tiết nên có thể trồng hoa quanh năm với chất lượng hoa đảm bảo. Chỉ tính riêng dịp Tết Nguyên đán 2018, HTX đã xuất bán ra thị trường hơn 5 vạn cây lan hồ điệp, 30.000 cây hoa ly và hàng nghìn giỏ lan rừng. Năm 2017, doanh thu của HTX đạt gần 4 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí cho thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Huyện Mê Linh được coi là vựa hoa của Hà Nội với gần 1.300ha hoa các loại, trong đó có hơn 90% là hoa hồng tập trung tại các xã: Văn Khê, Đại Thịnh, Mê Linh. Những năm gần đây, nhờ tích cực mở rộng diện tích trồng hoa hồng chất lượng cao mà hiệu quả kinh tế từ trồng hoa ngày càng được nâng lên. So với giống truyền thống, hoa hồng chất lượng cao bông to, đẹp, lâu tàn cho thu nhập trung bình từ 450 - 500 triệu đồng/ha/năm.
Nhằm giúp người trồng hoa nâng cao thu nhập, huyện Mê Linh đã hỗ trợ các xã xây dựng nhà lạnh để bảo quản hoa tươi sau thu hoạch. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Sở NN&PTNT hoàn thiện thủ tục xây dựng thương hiệu “Hoa hồng Mê Linh”.

Cần được hỗ trợ nhiều hơn

Mặc dù cho hiệu quả kinh tế cao, song diện tích trồng hoa của Hà Nội vẫn manh mún, phân tán và việc ứng dụng CNC vào sản xuất vẫn còn hạn chế. Trưởng phòng Trồng trọt Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Thị Thoa cho biết, trong canh tác hoa, đến thời điểm này Hà Nội mới có khoảng 110ha bước đầu ứng dụng CNC ở một số khâu và với quy mô nhỏ.
Tổng diện tích nhà màng, nhà lưới của các vùng trồng hoa mới đạt 63,8ha và chỉ có 0,1ha bước đầu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Đáng nói, người trồng hoa trên địa bàn TP đang gặp không ít khó khăn trong việc ứng dụng CNC vào sản xuất, trong đó, rào cản lớn nhất là nguồn vốn đầu tư. Bởi, để xây dựng được mô hình trồng hoa CNC quy mô 1ha, người nông dân phải bỏ ra khoản chi phí khoảng 3 tỷ đồng.

Do đó, để nhân rộng diện tích trồng hoa CNC, TP cần có chính sách đủ mạnh để thu hút các DN đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hoa góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô. Đặc biệt là chính sách ưu đãi về đất đai và vốn vay cho các nhóm hộ, HTX tham gia sản xuất, kinh doanh hoa ứng dụng CNC.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ trọng giá trị trồng hoa, cây cảnh ứng dụng CNC chiếm từ 20 – 25% tổng giá trị trồng hoa, cây cảnh của TP. Để đạt được mục tiêu này, Sở sẽ phối hợp với các địa phương hỗ trợ hình thành bền vững hệ thống sản xuất, cung ứng giống, vật tư, chuyển giao công nghệ trong trồng hoa CNC. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối DN với nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất – tiêu thụ hoa, trong đó đề cao việc cùng chịu trách nhiệm theo cơ chế thị trường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ