Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhật Bản trong thế khó về vấn đề lao động nước ngoài

Kinhtedothi - Lao động nước ngoài đang là giải pháp cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực của Nhật Bản, nhưng việc không hỗ trợ ở lại trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho nước này trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm nguồn lao động.

Ngu Thazin, một công dân Mynamar, mong muốn một tương lai đầy hứa hẹn ở  Nhật Bản. Cô học tiếng Nhật và tốt nghiệp ngành hóa học tại một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở quốc gia Đông Nam Á.

Tuy nhiên, hiện cô đang làm việc tại một viện dưỡng lão ở Nhật Bản.

“Thành thật mà nói, tôi muốn sống ở Nhật Bản vì nơi đây an toàn” - Thazin nói. Trước đây cô đã từng kỳ vọng sẽ nhận được một công việc ổn định hơn sau khi vượt qua những kỳ thi cấp phép.

Cô chia sẻ: “Tôi muốn gửi tiền về cho gia đình.”

Ngu Thazin sống cùng các đồng nghiệp nước ngoài ở Maebashi, Gunma, Nhật Bản. Ảnh: The Japan Times

Nhật Bản đang cần tuyển dụng nhiều lao động nước ngoài trong bối cảnh già hóa dân số và lực lượng lao động suy giảm.

Số lượng lao động nước ngoài tại nước này đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2007, lên đến hơn 2 triệu người vào thời điểm hiện tại.

Đa phần những người lao động nhập cư đến Nhật Bản đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, những người làm công việc như: nhân viên thu ngân, nhân viên khách sạn và phục vụ nhà hàng đang không được đáp ứng đầy đủ quyền lợi.

Các chính trị gia vẫn miễn cưỡng trong việc tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài, đặc biệt là những công nhân trình độ thấp, có thể ở lại Nhật Bản vô thời hạn. Điều này có thể khiến Nhật Bản yếu thế hơn trong nỗ lực cạnh tranh với các nước láng giềng như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), hoặc thậm chí là những nơi xa hơn như Úc và châu Âu, vốn cũng đang phải chật vật để tìm kiếm nguồn lao động.

Thêm vào đó, sự thiếu đồng nhất, không rõ ràng của hệ thống pháp lý đã khiến người nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc định cư.

Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, người lao động nước ngoài được trả lương trung bình thấp hơn khoảng 30% so với người Nhật.

Trước lo ngại đánh mất quyền lợi, người lao động thường xảy ra mâu thuẫn với người sử dụng lao động, ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến.

“Các chính sách của Nhật Bản hiện nay chỉ phù hợp với người lao động làm việc trong thời gian ngắn. Nếu hệ thống tiếp tục như vậy, khả năng cao nhiều người lao động nước ngoài sẽ ngừng đến Nhật Bản” - Yang Liu, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp ở Tokyo cho biết.

Năm 2018, Chính phủ đã tăng số lượng lao động có trình độ thấp được phép vào nước này. Năm nay, Nhật Bản cam kết tăng gấp đôi số lượng lao động trong vòng 5 năm tới, lên đến 820.000 người.

Đồng thời, chính phủ cũng điều chỉnh chương trình thực tập kỹ thuật nhằm tránh hành vi trục lợi từ nguồn lao động giá rẻ của người sử dụng lao động

Tuy nhiên, các chính trị gia vẫn chưa đồng ý tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cư vào quốc gia Đông Á này. So với các quốc gia ở châu Âu hay Mỹ, Nhật Bản vẫn chưa trải qua những làn sóng di cư lớn.

Tổng số người nước ngoài tại Nhật Bản - bao gồm cả vợ chồng và con cái - là 3,4 triệu người, chiếm chưa đến 3% dân số. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Đức và Mỹ gấp gần 5 lần.

Đầu năm nay, Tokyo đã sửa đổi luật nhập cư, cho phép thu hồi giấy phép thường trú bất cứ ai không đóng thuế.

Bộ trưởng Tư pháp Ryuji Koizumi cho biết việc sửa đổi này nhằm mục đích tạo ra một xã hội mà người dân Nhật Bản có thể cùng chung sống với người nước ngoài thông qua việc buộc họ phải tuân thủ các quy tắc tại quốc gia này.

Một yếu tố khiến việc nhập cư ở Nhật Bản trở nên khó khăn hơn là các quy định phức tạp về thị thực. Cụ thể, trước khi có được giấy phép thường trú, người nước ngoài phải vượt qua các yêu cầu visa phức tạp, bao gồm cả bài kiểm tra ngôn ngữ và kỹ năng.

Không giống như ở Đức, nơi chính phủ cho phép người nước ngoài mới đến học ngôn ngữ trong khoảng 400 giờ với mức giá trợ cấp hơn 2 euro mỗi bài học, Nhật Bản không có chương trình đào tạo ngôn ngữ chính thức cho người lao động nước ngoài.

Dù vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ngày càng tăng trên khắp đất nước mặt trời mọc.

Tại Oigami Onsen, một ngôi làng trên sườn núi, nơi nhiều nhà hàng, cửa hàng và khách sạn đã đóng cửa, một nửa trong số 20 nhân viên toàn thời gian tại Ginshotei Awashima - một nhà nghỉ suối nước nóng truyền thống - đến từ Myanmar, Nepal hoặc Indonesia.

Wataru Tsutani, chủ nhà trọ, cho biết: "Do nhà trọ nằm ở vùng nông thôn nên ít người dân Nhật muốn làm việc ở đây ".

Tsutani cho biết công chúng chưa nắm bắt xu hướng thực tế về tình trạng thiếu nhân lực hiện nay tại Nhật Bản, do đó có thể phản đối nếu quá nhiều người nước ngoài xin được quốc tịch.

“Tôi nghe rất nhiều người nói rằng Nhật Bản là một quốc gia độc đáo”- ông Tsutani nói. “Nhưng thực ra không cần phải gây khó khăn cho người nước ngoài muốn ở lại Nhật Bản. Bởi chúng tôi thật sự cần người lao động”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ