Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiệt độ miền Bắc tăng, mưa lớn gây ngập nặng tại các tỉnh Nam Trung Bộ

Kinhtedothi - Theo dự báo, nền nhiệt tại miền Bắc đang tăng, trong khi đó mưa lớn trên diện rộng khiến lũ trên các sông từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận lên nhanh gây ngập nặng cho 1 số khu vực ở Nam Trung Bộ.

Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Dự báo KTTV T.Ư, hôm nay (3/12) nền nhiệt miền Bắc đã tăng thêm. Cụ thể: Phía Tây Bắc Bộ, mây thay đổi, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 15 - 18 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 22 - 25 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 18 - 21 độ C, cao nhất từ 22 - 25 độ C.

Khu vực Hà Nội, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 18 - 21 độ C, cao nhất từ 22 - 25 độ C.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên ngày và đêm nay (3/12) ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.

Dự báo, đợt mưa lớn diện rộng này ở miền Trung sẽ kéo dài đến khoảng ngày 5/12. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập úng vùng trũng thấp tại các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và Gia Lai.

Các tỉnh Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, ban ngày từ 23 - 26 độ C, đêm lạnh 19 - 22 độ C. Đà Nẵng - Bình Thuận phổ biến 25 - 31 độ C, càng lùi về phía nam, nhiệt độ càng tăng.

Khu vực Tây Nguyên đêm có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to, ngày mưa rải rác, nhiệt độ cao nhất ban ngày ở mức 27 - 30 độ C, ban đêm 19 - 22 độ C.

Các tỉnh Nam Bộ nắng ráo nhưng không quá nóng, cao nhất ban ngày không quá 32 độ C, ban đêm mát mẻ 23 - 26 độ C.
TP Nha Trang ngập nặng

Thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, từ tối 1/12 đến nay, mưa lớn ở thượng nguồn khiến mực nước sông Cái ở TP Nha Trang đạt mức 10,3m, dưới báo động III 0,7m.
Nhiều tuyến đường ở TP Nha Trang ngập sâu (ảnh chụp chiều 2/12). Ảnh: Báo Khánh Hòa.
Chiều 2/12, nhiều nơi trong TP Nha Trang ngập sâu từ 0,5 - 1m. Tuyến đường 23 Tháng 10 nối Quốc lộ 1 đi TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc ngập sâu nên CSGT phải lập chốt chặn các phương tiện di chuyển qua khu vực. Các tuyến xe xuất phát từ bến xe phía Nam phải tạm hủy đợi nước rút.

Đoạn đèo Rù Rì ở cách TP Nha Trang khoảng 10km bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối TP Nha Trang với sân bay quốc tế Cam Ranh, Quốc lộ 27C nối Nha Trang - Đà Lạt cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở nặng khiến giao thông tê liệt. Các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đang tập trung khắc phục các điểm sạt.

Những ngày qua, ghi nhận trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có mưa rất to. Nước từ thượng nguồn sông Côn chảy qua khu vực liên tục đổ về khiến các xã nằm ở vùng hạ du thuộc địa bàn 2 huyện Tuy Phước và Phù Cát ngập rất nặng.

Tinh đến chiều 2/12, dòng nước lớn liên tục đổ về tràn qua tỉnh lộ 640 thuộc các xã Phước Hòa, Phước Thắng, huyện Tuy Phước và xã Cát Chánh, huyện Phù Cát khiến nhiều nơi ngập rất sâu, có chỗ ngập cả mét. Như vậy chỉ trong tháng 11/2017 đến nay, tỉnh Bình Định phải đón liên tiếp 4 đợt lũ.

Tại tỉnh Phú Yên, hiện nhà máy thủy điện Sông Hinh và Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã xả lũ với tổng lưu lượng 5.054 m3/giây, có thể gây ngập cho vùng hạ du sông Ba thuộc các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa và TP Tuy Hòa.

Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thông báo đến các địa phương cử người canh trực những nơi xung yếu, nguy hiểm; cấm người và phương tiện hoạt động trên sông, khẩn trương di dời gia súc, gia cầm đến nơi an toàn; đề phòng nguy cơ sạt lở đất vùng núi.
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ