Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều bộ môn thể thao hứng chịu nỗi ám ảnh của Covid-19

Kinhtedothi – Trận đấu đầu tiên của V-League 2022 đã phải tạm hoãn và nhiều VĐV không thể tập luyện do nhiễm Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến thi đấu và việc hoàn thành kế hoạch cho các giải đấu quan trọng phía trước, trong đó có SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam.

Lao đao vì dịch

Năm 2021 thể thao Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19, đáng tiếc nhất là V-League 2021 phải huỷ bỏ kết quả khi đi được gần 1 nửa chặng đường. Bên cạnh đó, các giải đấu của thể thao thành tích cao cũng không diễn ra theo đúng kế hoạch. Năm 2022 hứa hẹn nhiều điều mới mẻ cho thể thao nước nhà khi các giải đấu từ trong nước đến quốc tế đã được lên chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng đã không diễn ra đúng kịch bản đề ra.

V-League 2022 lao đao trước ngày khai màn vì dịch Covid-19. Ảnh: Ngọc Tú.

V-League 2022 sẽ chính thức khai màn vào ngày 25 – 26/2 với 6 trận đấu đầy hấp dẫn, đánh dấu sự trở lại sau gần 9 tháng các giải bóng đá chuyên nghiệp phải “nằm im bất động”. Nhưng khi bóng còn chưa lăn, Ban tổ chức và các CLB tiếp tục rơi vào tình trạng lao đao vì dịch. Việc các ca nhiễm Covid-19 tăng cao khiến các CLB không đủ cầu thủ thi đấu buộc Ban tổ chức phải tạm hoãn trận đấu đầu tiên (Hà Nội FC gặp Đông Á Thanh Hoá). Theo quy định của Ban tổ chức giải, mỗi CLB được đăng ký tối đa 35 cầu thủ và nếu trước trận có 14 cầu thủ khỏe mạnh họ sẽ phải ra sân. Tuy nhiên, Đông Á Thanh Hóa chỉ đăng ký 29 cầu thủ nên khi có 18 ca F0 họ chỉ còn 11 người và không đủ quân số để thi đấu. Con số này chắc chắn chưa dừng lại khi các đội vẫn còn số ca nhiễm tăng cao trước thềm mùa giải khai màn.

“Các CLB phải gửi kết quả xét nghiệm Covid-19 cho Ban tổ chức trận đấu 1 ngày trước khi trận đấu diễn ra. Dù vậy, chúng tôi khuyến cáo các CLB nên xét nghiệm Covid-19 trước khi di chuyển đến sân khách để nếu có vấn đề gì cả hai CLB và Ban tổ chức có thời gian điều phối công việc" – Trưởng Ban tổ chức V-League 2022 Nguyễn Minh Ngọc cho biết.

Ngoài việc VĐV, cầu thủ nghi nhiễm Covid-19 không thể thi đấu, công tác tổ chức cũng như trọng tài gặp nhiều khó khăn. Ban trọng tài cũng dự phòng phương án nếu trong một trận đấu có 1 - 2 trọng tài và trợ lý trọng tài là F0 thì các trọng tài, trợ lý trọng tài ở gần khu vực đó sẽ được điều động làm nhiệm vụ.

Ngoài bóng đá, nhiều bộ môn thể thao khác cũng đang rơi vào tình trạng khủng hoảng khi có nhiều VĐV nhiễm Covid-19 tăng cao. Không chỉ ở trong nước, dịch Covid-19 cũng khiến U23 Việt Nam đang gặp vô vàn khó khăn ở Giải U23 Đông Nam Á 2022. Hàng loạt trụ cột nhiễm Covid-19 khiến đội phải có 2 lần chi viện nhưng tính đến sáng nay (24/2), U23 Việt Nam chỉ còn 13 cầu thủ để đấu với U23 Đông Timor.

Chủ động để hoàn thành “mục tiêu kép”

Theo Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn, dịch bệnh Covid -19 đang có tốc độ lây lan chóng mặt, hiện đã xâm nhập vào cả Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia 1, do đó bên cạnh việc chuẩn bị về chuyên môn đang gặp những khó khăn khi công tác đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19 được ngành đặt lên hàng đầu. Chắc chắn những kế hoạch cần được đưa ra một cách chặt chẽ, cụ thể nhất trong đó có phương án phòng chống dịch Covid-19 đi đôi với tổ chức, hoàn thành “mục tiêu kép”. Đặc biệt trong vấn đề đảm bảo an toàn cho các VĐV đủ sức khoẻ để tập luyện, hướng tới thành tích cao nhất tại SEA Games 31 khi mà Việt Nam là nước đăng cai.

Bản thân các VĐV cũng phải tự chủ động trong việc phòng chống dịch để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện chuẩn bị cho giải. Ảnh: Bùi Lượng.

Để hoàn thành được mục tiêu đề ra, ngoài những cố gắng đến từ khâu tổ chức, bản thân các VĐV cũng phải tự chủ động trong việc phòng chống dịch để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện chuẩn bị cho giải.

“Với một VĐV bình thường tập luyện đã khá vất vả, nhưng thời điểm dịch bệnh phức tạp buộc tôi và các VĐV khác phải cẩn thận vừa giữ an toàn vừa tập luyện đều để duy trì thể lực và phong độ. Cá nhân mỗi người cần phải chủ động trong việc đảm bảo cho mình cũng như trách nhiệm cộng đồng VĐV với nhau” – VĐV điền kinh Đinh Thị Bích cho biết.

Cũng theo HLV trưởng đội đấu kiếm Việt Nam Phạm Anh Tuấn, hiện nay toàn đội vẫn đang tích cực tập luyện, để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 được an toàn cũng giữ được thể lực cho các VĐV, Ban huấn luyện yêu cầu tăng thêm chất dinh dưỡng trong thức ăn, yêu cầu các VĐV chủ động bổ sung thêm vitamin để tăng đề kháng.

Nhìn ra ngoài thế giới, các giải đấu vẫn diễn ra một cách an toàn, thậm chí những khán đài của các sân bóng đầy ắp khán giả cổ vũ ở châu Âu, hay như Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 được tổ chức thành công, với sự tham dự của gần 2900 VĐV đến từ 91 đoàn thể thao quốc gia, tranh tài ở 15 nội dung, với 109 bộ huy chương được trao. Mô hình "bong bóng khép kín" có thể được áp dụng ở nhiều giải đấu, bản thân Việt Nam cũng đã áp dụng ở các trận đấu của ĐT Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Nhưng tính linh hoạt hay thích ứng là vấn đề cần được đặt ra để phù hợp với mọi hoàn cảnh. Bài học từ các giải đấu lớn trên thế giới sẽ giúp Việt Nam tìm ra hướng đi để chuẩn bị cũng như tổ chức thành công các giải đấu sắp tới, gặt hái thành tích cao nhất cho thể thao nước nhà.

 

“Việc tổ chức thành công SEA Games 31 được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, là danh dự, uy tín của quốc gia. Ngành TDTT phải nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiêm để tổ chức. Thể thao là phải hành động, quyết liệt, hiệu qủa và cống hiến. Các đơn vị cần tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là tổ chức thành công SEA Games 31 về mọi mặt, từ thành tích thi đấu đến công tác tổ chức” -  Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng.

“Những bước chân của rồng” - nhạc hiệu ra sân của V-League 2022

“Những bước chân của rồng” - nhạc hiệu ra sân của V-League 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

Thể thao Việt Nam tìm hướng đột phá

22/01/2025 | 12:39

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên thể thao thành tích cao Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với hàng loạt mục tiêu quan trọng.

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

Chuyên nghiệp hóa taekwondo Hà Nội

16/01/2025 | 16:14

Kinhtedothi - Khép lại năm 2024, taekwondo Hà Nội ngày càng phát triển rộng khắp, quy củ và chất lượng. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của taekwondo Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm được Liên đoàn Taekwondo Hà Nội đặt ra trong năm 2025.

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

V-League 2024-2025 sôi động trở lại sau ASEAN Cup 2024

13/01/2025 | 13:46

Kinhtedothi - Sau hơn 1 tháng tạm nghỉ ưu tiên cho tuyển Việt Nam thi đấu ở ASEAN Cup 2024, sân chơi V-League 2024-2025 sẽ trở lại vào giữa tháng 1/2025. Ngoài các trận đấu của vòng 10 V-League 2024-2025 diễn ra từ ngày 17/1 còn có trận đấu sớm của vòng 12 khi Thanh Hóa gặp Nam Định.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ