Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều dự án vi phạm về đất đai bị “tuýt còi”

Kinhtedothi – Bộ TN&MT mới đây đã công bố hàng loạt dự án vi phạm pháp luật về đất đai tại tỉnh Quảng Nam và Hải Dương.

Cụ thể, tại tỉnh Quảng Nam hiện có 11 doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất bị công khai vi phạm do có dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, bao gồm: Xí nghiệp Phước Nhật (huyện Thăng Bình), diện tích đất 6.376m2; Công ty TNHH Thịnh Thuận (TP Hội An) diện tích 3.200m2; Công ty TNHH Thủy Long (TP Hội An) diện tích 12.202m2, toàn bộ diện tích trên đến thời điểm thanh tra, cả 3 doanh nghiệp đều không đưa vào sử dụng.

Nhiều dự án vi phạm về sử dụng đất đai ở Quảng Nam và Hải Dương bị nêu tên. (Ảnh internet).

Các doanh nghiệp vi phạm do sử dụng đất chậm so với tiến độ đã cam kết, gồm: Công ty TNHH MTV Toàn Thiện diện tích vi phạm là 13.440m2; Công ty CP Thương mại Hùng Cường diện tích vi phạm 20.882m2; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ & xây dựng Nam Cổ Cò, diện tích vi phạm 93.539m2, dự án của 3 doanh nghiệp trên đều thuộc thị xã Điện Bàn; Công ty TNHH Xây dựng & Mua bán thiết bị Hùng Hậu (huyện Núi Thành) chậm đưa 21.890m2 đất vào sử dụng.

Ở TP Hội An cũng có một số doanh nghiệp bị nêu tên do vi phạm sử dụng đất chậm so với tiến độ đã cam kết, gồm: Công ty CP Ngọc Hội An, diện tích 5.133m2; Công ty TNHH Nguyệt Dũ: 4.196m2; Khu du lịch sinh thái Biển Cù Lao Chàm diện tích vi phạm lớn nhất với gần 2,6 triệu m2.

Tại tỉnh Hải Dương, bao gồm: Công ty TNHH thực phẩm Tin Tin bỏ hoang trên 15.000m2 đất thuộc dự án sản xuất nước uống từ sản phẩm nông nghiệp, nước có ga ở Cụm công nghiệp Hoàng Diệu (huyện Gia Lộc); Công ty CP Hoàng Long Steel diện tích để hoang hóa 18.200m2 thuộc dự án Nhà máy luyện silic gang, cán thép nóng, xã Vĩnh Hưng (huyện Bình Giang); Đáng chú ý là vi phạm của Công ty CP Vinamit tổng diện tích để hoang hóa 349.616m2 đất thuộc dự án Nhà máy chế biến - Tổng kho bảo quản rau, củ quả và mô hình giới thiệu quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp, thuộc thôn Phú Lương, xã Nam Đồng (TP Hải Dương).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

09/01/2025 | 16:26

Kinhtedothi - Sáng 9/1/2025, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Đức Tuấn, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP dự và chỉ đạo hội nghị.

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

08/01/2025 | 16:34

Kinhtedothi – Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) đã được đẩy mạnh, giúp thị trường từng bước phục hồi và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ