Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những công trình giao thông đua nước rút trong năm 2022

Kinhtedothi - Dự kiến trong năm 2022, nhiều công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hà Nội sẽ cán đích hoặc vượt qua giai đoạn bộn bề nhất. Đây là động lực, là một trong ba khâu đột phá, nâng tầm vị thế và sự phát triển toàn diện cho Thủ đô.

Rạng sáng ngày 25/3 vừa qua, nhịp dầm cao và dài nhất của tuyến Vành đai 2 trên cao, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở đã hợp long.  

Thông xe Vành đai 2 trên cao

Rạng sáng ngày 25/3 vừa qua, nhịp dầm cao và dài nhất của tuyến Vành đai 2 trên cao, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở đã hợp long, đưa tuyến cầu cạn vượt Ngã Tư Vọng, chuẩn bị kết nối toàn tuyến. Nhịp dầm dài 90m, cao 28m, bắc qua nút giao ba tầng: Đường Đại La - cầu vượt đường Giải Phóng – Vành đai 2 trên cao. Đội trưởng Đội thi công Nguyễn Văn Kỳ cho biết: “Đây là một trong những điểm nhấn cũng như thách thức lớn nhất trong quá trình thi công dự án”.

Chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang nỗ lực hết sức nhằm đạt được mục tiêu thông xe toàn tuyến Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở vào cuối năm 2022.

Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường bằng từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng là công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng của Hà Nội, đi qua địa bàn 4 quận: Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Đống Đa.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp phân luồng và tăng khả năng lưu thông của các phương tiện từ phía Tây - phía Nam và phía Đông của TP, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tuyến đường Vành đai 2. Tuyến đường bộ trên cao được xây mới hoàn toàn, gồm 1 cầu chính và 3 cầu dẫn nối từ các điểm đầu: Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở, tổng chiều dài toàn tuyến 5,1km.

Phần đường đi bằng Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng được mở rộng với mặt cắt từ 53,5 - 63,5m với tổng chiều dài 3,1km. Sau khi được mở rộng đường Vành đai 2 đi bằng có quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng từ 4 - 6m mỗi bên.

Công trình giao thông trọng điểm cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được gấp rút thi công. Ảnh: Minh Tường

Cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 đảm bảo tiến độ

Từ 22 giờ ngày 26/3, Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã bắt đầu tiến hành rào chắn, phục vụ tháo dỡ và thi công phần trên từ trụ T17HLA đến trụ T18HL, thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2.

Ông Đỗ Đức Long – Tư vấn giám sát dự án cho biết: “Dự án tháo dỡ 2 nhịp cầu Vĩnh Tuy được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, chúng tôi thực hiện phá dỡ từ ngày 26/3 đến 30/4. Giai đoạn 2 chúng tôi thực hiện thi công phần trên từ trụ T17HLA đến trụ T18HL, thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2. Hiện nay, dự án đã thi công được toàn bộ phân trụ chính, đặc biệt các trụ trên sông khó nhất đều đã hoàn thành”.

Dự kiến, cầu Vĩnh Tuy 2 hoàn thành toàn bộ vào tháng 6/2023, khớp nối đồng bộ với dự án Vành đai 2 trên cao đang được thi công kéo dài đến Ngã Tư Sở.

Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương được khởi công từ tháng 10/2020, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng.  

Hầm chui Lê Văn Lương băng băng về đích

Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương được khởi công từ tháng 10/2020, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, xây dựng trực thông hướng đường Lê Văn Lương, đi ngầm qua nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu 475m.

Ông Hồ Đức Phúc - Giám đốc điều hành dự án hầm chui Lê Văn Lương cho biết, đến thời điểm hiện tại, những hạng mục khó khăn nhất như đào đất, khung chống, di dời các công trình hầm nổi… đã hoàn thành 100%, mặt bằng của dự án đã được bàn giao đầy đủ cho các nhà thầu. Nhà thầu đang tiến hành thi công phần kết cấu ở giai đoạn 2 và bắt đầu đổ bê tông bệ móng hầm kín – hạng mục chính của dự án.

“Dự kiến tháng 10/2022, sẽ hoàn thành thông xe kỹ thuật toàn bộ hầm chui Lê Văn Lương. Để có thể kịp tiến độ đã đề ra, đơn vị thi công huy động 3 mũi thi công riêng biệt với khoảng 120 công nhân, hàng trăm máy móc thiết bị chia ca thi công liên tục 24 giờ/ngày” - ông Hồ Đức Phúc thông tin thêm.

Cầu vượt chữ C sắp thành hình

Ngày 10/11/2021, Dự án xây dựng cầu vượt dạng chữ C kết cấu thép lắp ghép, qua nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch đã được khởi công với tổng chiều dài tính 318m, mặt cắt rộng 9m. Đây là dự án nằm trong khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông cao, được đưa vào danh mục công trình cấp bách của Hà Nội nhiều năm qua.

Đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, hiện các nhịp và bộ phận của cầu đang được gấp rút sản xuất tại nhà máy, khi hoàn thiện sẽ đưa vào lắp ráp tại công trường. Dự kiến, cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch được hoàn thành trong năm 2022. Khi mặt đường Tôn Thất Tùng được mở rộng theo quy hoạch, TP sẽ xây dựng bổ sung thêm nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng, mở rộng mặt cầu Phạm Ngọc Thạch thêm 1,5m, tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.

Hai nhịp cầu Vĩnh Tuy bắt đầu được tháo dỡ

Hai nhịp cầu Vĩnh Tuy bắt đầu được tháo dỡ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cải tạo chung cư cũ: gỡ vướng từ quy hoạch

Cải tạo chung cư cũ: gỡ vướng từ quy hoạch

03/01/2025 | 12:52

Kinhtedothi - Do nhiều nguyên nhân, khó khăn, việc triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội có tốc độ triển khai chậm, chưa bảo đảm tiến độ.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ