Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những công trình nổi tiếng trên thế giới của “cha đẻ” nhà hát Opera Hà Nội

Kinhtedothi - Kiến trúc sư Renzo Piano - “cha đẻ” của Nhà hát Opera Hà Nội dự kiến xây dựng công trình tại bán đảo Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ). Ông cũng là tác giả của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới.

Ông Renzo Piano (SN 1937 ở Genoa, Italy), được biết đến là một trong những kiến trúc sư (KTS) có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, một cây đại thụ trong kiến trúc hiện đại thế giới. Các công trình của ông có sự đóng góp lớn tới nhân loại và sự phát triển của xã hội hiện đại.

KTS Renzo Piano.

Ngay từ khi còn trẻ, ông cùng cộng sự của mình - Richard Rogers xuất sắc vượt qua hơn 600 đối thủ trên khắp thế giới, trong đó có nhiều KTS nổi tiếng để dành quyền thiết kế công trình tâm huyết của cựu Tổng thống Pháp Georges Pompidou, một trái tim văn hóa giữa Paris cổ kính - Trung tâm Georges Pompidou. Sau này, ông còn cống hiến nhiều tác phẩm để đời như The Shard ở London, Anh; tòa nhà chọc trời trụ sở của The New York Times; Nhà hát Parco della Musica Auditorium tại Ý...

Nhật báo của Anh, tờ Financial Times gọi Renzo Piano là một trí tuệ không mỏi mệt, dù giờ đây đã ở độ tuổi hơn 80, ẩn sau đôi mắt xanh vẫn là những khao khát mãnh liệt cho nhân loại. Trong tất cả tác phẩm của mình, ông thể hiện những rung cảm mạnh mẽ của mình với thiên nhiên, văn hóa và con người.

Ông từng thiết kế một bệnh viện nhi ở Uganda, với đất sét đỏ, gỗ, cát sỏi..., những chất liệu khiến ông xúc động khi tới đất nước ở "lục địa đen" này. Nhật báo New York Times từng gọi sân bay Kensai, một tác phẩm của Renzo là "công trình ngoạn mục nhất được xây dựng, một công trình kỹ thuật ấn tượng". Bởi sân bay có cấu trúc mỏng nhẹ để đối phó với nguy cơ động đất.

Trong suốt quá trình làm nghề, Renzo Piano đã đạt được nhiều danh hiệu, giải thưởng như: Thượng nghĩ sỹ danh dự trọn đời của nước Cộng hòa Italy; Giải thưởng The Royal Gold Medal cho hạng mục kiến trúc bởi tổ chức Kiến trúc Hoàng Gia Anh – được ủy quyền bởi Vương Quốc Anh (năm 1989); Được vinh danh tại lễ trao giải Pritzker Prize năm 1998 – giải thưởng tương đương Nobel chỉ dành cho những người ưu tú có đóng góp lớn cho thế giới; Năm 2008, giải thưởng The AIA Gold Medal được trao bởi tổ chức Kiến trúc Hoa Kỳ.

KTS Renzo Piano được biết đến với các công trình kiến trúc tiêu biểu như: The Shard – Biểu tượng của nền kinh tế nước Anh; Tòa án Paris; Jean Marie Tjibaou – Kỳ quan của kiến trúc hiện đại và kiến trúc xanh; bến cảng Genoa – Diện mạo mới cho TP cảng Genoa; sân vận động San nicola – Phi thuyền “L’astronave”; nhà nguyện Padre Pio; Parclo Della Musica Auditorium – Ngôi nhà của Nhạc giao hưởng Ý… cùng nhiều công trình khác.

Một số công trình kiến trúc mà KTS Renzo Piano đã thực hiện tại các quốc gia trên thế giới.

The Shard - Biểu tượng của nền kinh tế nước Anh. Công trình gồm 25 tầng văn phòng, 3 tầng nhà hàng, 17 tầng khách sạn, 13 tầng căn hộ, 3 tầng trưng bày, 1 tầng quan sát ngoài trời ở tầng 72.
Tòa án Paris bao gồm một khối đế 37.000m2 với các dịch vụ công cộng và 90 phòng xử án. Khối tháp 53.000m2, được tạo thành từ 3 khối song song chồng lên nhau, bao gồm các khu vực chung, một quán cà phê nhân viên, thư viện, phòng họp, cũng như khoảng 1.000 văn phòng. Không gian ngoài trời khoảng 20.000m2.
Jean Marie Tjbaou – Kỳ quan của kiến trúc hiện đại và kiến trúc xanh được lấy cảm hứng từ những cánh buồm bằng gỗ cao vút lên trời. Mười “cánh buồm” này ẩn hiện, hòa mình trong môi trường tự nhiên trên đảo, có cấu tạo rất chắc chắn để có thể chịu đựng được những cơn bão có sức gió trên 240km/h.
Bến cảng Genoa khi hoàn thành đã trở thành tâm điểm của sự tái phát triển như một cách đánh dấu kỷ niệm 500 năm khám phá nước Mỹ của Columbus 
Sân vận động Stadio San Nicola (tên gọi khác Saint Nicholas) là một sân vận động đa năng có sức chứa tối đa 58.248 người, hiện đang được sử dụng chủ yếu cho các trận bóng đá và là sân vận động của F.C. Bari 1908. Sân vận động với vẻ ngoài giống như một "bông hoa". Để tạo ra thiết kế đặc biệt này, sân vận động bao gồm 26 ''cánh hoa''và các tầng trên của vòng cao hơn được phân tách bằng khoảng trống 8 mét, đủ để đảm bảo các điều kiện an ninh thỏa đáng.
Nhà thờ Padre Pio là một tòa nhà linh thiêng, không quá hoành tráng nhưng tạo được sự chào đón nồng nhiệt với không gian mở rộng rãi cho công chúng. Dự án dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Sử dụng một loại đá duy nhất làm biểu tượng cho sự đồng nhất với môi trường xung quanh, và ý tưởng về nhà thờ như một ngôi nhà mở ra cho tất cả mọi người.
Nhà hát Parco della Musica Auditorium là nơi tổ chức các sự kiện biểu diễn âm nhạc cổ điển với 3 khán phòng chính và 1 sân khấu biễu diễn ngoài trời. Đến năm 2017, có hơn 730 sự kiện được tổ chức tại đây. Bên cạnh lượng khách đến thưởng thức âm nhạc, số lượng khách tham quan tăng hàng năm và đạt 529.000 lượt năm 2017.
Bảo tàng nghệ thuật Astrup Pearnley - nghệ thuật đương đại quốc tế bao gồm 2 tòa nhà riêng biệt, được liên kết với nhau bằng những cây cầu nối các mái nhà, với một con kênh tuyệt đẹp ở giữa. Hàng năm, các tác phẩm quốc tế được gửi tới đây để trưng bày và giới thiệu với công chúng. Công trình nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng của TP Oslo.
Trung tâm Centro Botin, một không gian cho nghệ thuật, văn hóa và giáo dục, được khôi phục lại từ bến tàu rộng lớn. Đây là một khu vực chiến lược, nhìn ra biển và Vịnh Santander, gần trung tâm thành phố cổ và di tích Jardines de Pereda.
Bảo tàng Zentrum Paul Klee - một bảo tàng nghệ thuật hiện đại và là trung tâm triển lãm ở TP Bern, lấy theo tên của một nghệ sĩ nổi tiếng Thụy Sĩ. Zentrum Paul Klee bao gồm các phòng triển lãm, một khán phòng lớn, thư viện, quán ăn, cửa hàng bảo tàng, phòng cho các sự kiện và cuộc họp đặc biệt, và không gian nghệ thuật cho trẻ em.
Trung tâm văn hóa Stavros Niarchos nằm cách TP Athens 4km, là nơi lưu giữ lịch sử và văn hóa của Hy Lạp. Được chuyển đổi từ một bãi để xe cũ từ Thế vận hội Olympic 2004. Sau khi được xây mới và cải tạo, SNFCC trở thành 1 trong 12 điểm tham quan hấp dẫn nhất ở Hy Lạp.
Viện hàn lâm Khoa học California là một bảo tàng công cộng và tổ chức khoa học nổi tiếng chuyên khám phá, giải thích và duy trì sự sống trên Trái đất. Nằm gần Cầu Cổng Vàng San Francisco, Học viện là thủy cung, cung thiên văn, rừng nhiệt đới và bảo tàng lịch sử tự nhiên duy nhất của Trái đất (tất cả dưới một mái nhà sống) và là nơi đặt Viện Khoa học Đa dạng sinh học và Bền vững, bao gồm hơn 100 nhà khoa học thế giới và 46 triệu mẫu vật khoa học từ khắp nơi trên thế giới.
Đồ án quy hoạch chi tiết bán đảo Quảng An có hợp quy hoạch?

Đồ án quy hoạch chi tiết bán đảo Quảng An có hợp quy hoạch?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ