Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những quốc gia nào có thặng dư thương mại với Trung Quốc?

Kinhtedothi - Hiện có hơn 40 quốc gia xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn là nhập khẩu từ nước này. Trong danh sách các nước xuất siêu sang nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới năm 2016, Hàn Quốc dẫn đầu với 72,2 tỷ USD, tiếp đến là Thụy Sĩ và Australia.

Danh sách các nước có thặng dư thương mại với Trung Quốc.
Mỗi khi đề cấp đến Trung Quốc, người ta thường nói đến mức thặng dư thương mại khổng lồ. Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg cho biết, Bắc Kinh đang có thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh các nước xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu như Iran và chế tạo máy móc như Đức, các nền kinh tế nhỏ hơn cũng cũng có thặng dư thương mại với Trung Quốc như Ireland, Phần Lan và Lào.
Tại châu Á, Hàn Quốc và Malaysia là 2 nước dễ bị ảnh hưởng nhất nếu kinh tế Trung Quốc “hắt hơi”, trong khi Nhật Bản và Việt Nam không chịu tác động nhiều, theo tính toán của Bloomberg Intelligence dựa trên tỷ lệ giữa thặng dư thương mại của các nước với Trung Quốc so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Số liệu mới nhất của Ngân hàng thế giới cho thấy, Trung Quốc nhập chủ yếu máy móc và hàng điện tử từ Hàn Quốc, Malaysia và Đức trong năm 2015. Các sản phẩm bán dẫn từ Hàn Quốc và Malaysia được nhập và lắp ráp vào các sản phẩm điện tử khác tại các nhà máy của Trung Quốc.
Số liệu nhập khẩu của đất nước xuất khẩu lớn nhất thế giới thể hiện tầm quan trọng của các nhà máy trong việc thúc đẩy các nền kinh tế.
iPhone thể hiện sức ảnh hưởng toàn cầu của các chuỗi cung ứng xa xôi. Dây chuyền lắp ráp iPhone ở Trung Quốc nhập khẩu linh kiện từ các nước và vùng lãnh thổ Đức, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc.
Hiện có hơn 40 quốc gia xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn là nhập khẩu từ nước này. 
Các mối quan hệ thương mại phức tạp và quan trọng này là bộ đệm tương đối giúp Hàn Quốc chống lại rủi ro khi có vấn đề nảy sinh với Trung Quốc, như tranh chấp về việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên đất Hàn.
“80% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đến Trung Quốc là hàng hóa trung gian và người dân không thể nhìn thấy hay cảm thấy chúng từ bên ngoài”, nhà nghiên cứu Yang Pyeongseob thuộc Viện Chính sách Kinh tế Thế giới Hàn Quốc ở Bắc Kinh cho biết.
Các nhà máy, công trường và xe cộ Trung Quốc “hút” dầu, kim loại và nguyên liệu từ các nước xuất khẩu hàng hóa khắp nơi trên thế giới. Do đó, khi nền kinh tế Trung Quốc gặp vấn đề có thể tạo ra các biến động đối với đồng đô la Australia hay nền kinh tế Mông Cổ. 2 quốc gia này là nguồn cung chủ yếu về quặng sắt, kim loại quý và than cho Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc tiêu thụ nhiều dầu nhập từ Angola, Oman, IranVenezuela; khí đốt từ Turkmenistan.
Các mặt hàng xuất khẩu từ Thụy Sĩ chủ yếu là dược phẩm, hóa chất, thiết bị chính xác và đồng hồ. Đất nước Nam Phi chủ yếu xuất khẩu kim cương, vàng và rượu vang sang Trung Quốc.
Chile xuất kim loại, chủ yếu là đồng, trong khi trên các kệ hàng siêu thị ở Trung Quốc xuất hiện nhiều rượu vang và quả cherry có xuất xứ Nam Mỹ.
Brazil là nước cung cấp chính cho Trung Quốc đỗ tương, dầu ăn, thịt bò và đường trong năm ngoái, theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc. Đất nước đông dân nhất thế giới nhập đến 38 triệu tấn đỗ tương trong năm ngoái từ Brazil.
Người tiêu dùng Trung Quốc lại ưa thích thịt cừu từ New Zealand hơn từ các nước khác. Trung Quốc nhập nhiều lúa mì nhất từ Australia, hoa quả và các loại hạt nhất từ Chile.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ