Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những thách thức đối với các sàn thương mại điện tử Việt

Kinhtedothi-  Livestream shopping, tích hợp AR/VR đã trở thành một phần không thể thiếu với kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay. Nhưng làm thế nào để đưa ra những chiến lược livestream, AR/VR phù hợp và hiệu quả là cả vấn đề thách thức lớn đối với các TMĐT Việt.

Thị trường TMĐT chuẩn bị bước vào kỳ mua sắm cuối năm với Ngày Độc thân, được tổ chức vào 11/11 hàng năm, là ngày lễ mua sắm lớn nhất tính theo doanh thu; Black Friday (Thứ Sáu Đen) là ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ ơn; “Cyber Monday” (Thứ Hai Điện tử) và bắt đầu cung cấp nhiều khuyến mại độc quyền trên web để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm trực tuyến, Boxing Day (Ngày Tặng quà) là ngày mua sắm truyền thống ở Anh và các nước chịu ảnh hưởng lớn của Anh như Australia hay Canada được tổ chức vào 26/12 hàng năm, ngày sau Giáng sinh…

Liệu xu hướng livestream shopping sẽ tác động như thế nào đến kỳ mua sắm nhộn nhịp như thế này?

Nền kinh tế livestream

Bắt đầu từ Trung Quốc và đến nay nước láng giềng Trung Quốc đã rất thành công với nền kinh tế livestream. Tại Trung Quốc, một ngôi sao livestream như Lý Giai Kỳ (Austin Li) có thể mang về doanh thu bán hàng hàng chục triệu USD mỗi tháng. Đối với TMĐT, rào cản lớn nhất của hình thức kinh doanh này là niềm tin của người dùng. Nhiều người không có lòng tin với việc mua hàng online bởi đây vẫn là “thiên đường” cho hàng giả, hàng nhái.

Austin Li 31 tuổi, được mệnh danh là Vua son môi của Trung Quốc sau khi bán được 15.000 thỏi son trong vòng chưa đầy 5 phút. 

Livestream hay live commerce đã đem tới cho người dùng một góc nhìn chân thật hơn về sản phẩm so với những hình ảnh có khả năng bị cắt ghép chỉnh sửa. Chính điểm khác biệt này đã giúp cho những người nông dân Trung Quốc có thể bán được nông sản của mình với giá cao bằng cách livestream trực tiếp ngay tại vườn. Đến nay, live commerce đã trở thành ngành công nghiệp được ước tính trị giá 600 tỷ đô la ở Trung Quốc và 25 tỷ đô la ở Mỹ trong năm 2023.

Công ty đang dẫn đầu thị trường thế giới về livestream shopping là nền tảng Taobao của Trung Quốc, thuộc sở hữu của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba. Tại Việt Nam thì livestream shopping cũng trở nên quen thuộc trên các nền tảng xã hội khác như Facebook, Instagram và các công ty thương mại điện tử Shopee, Lazada hay TikTok Shop. “Ngày độc thân” 11/11 năm 2022 năm ngoái, các buổi phát trực tiếp được tổ chức bởi những tên tuổi lớn như Kim Kardashian và Taylor Swift đã đạt được kết quả phá kỷ lục: Kardashian đã bán được 150.000 lọ nước hoa trong chín phút đầu tiên. Tại Việt Nam, “Ngôi sao livestream” Phạm Thoại có thể bỏ túi 220-250 triệu cho 90 phút livestream cho các nhãn hàng.

Theo thống kê của Tech Jury, thị trường phát trực tiếp sẽ được định giá 185 tỷ USD vào năm 2027. Doanh số bán hàng livestream shopping có thể chiếm đến 20% doanh số thương mại điện tử vào năm 2026 và các sàn TMĐT Việt Nam hiện có doanh số hơn 200 ngàn tỷ đồng (năm 2023) đang đứng trước thách thức lớn.

oanh số bán hàng livestream shopping có thể chiếm đến 20% doanh số thương mại điện tử vào năm 2026. Ảnh AP

Live commerce không chỉ là nơi trao đổi, mua bán, những phiên livestream bán hàng còn là một kênh giải trí với nhiều người. Theo một nghiên cứu từ Accenture, thương mại gắn với mạng xã hội dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp ba lần so với thương mại điện tử truyền thống.

Tháng 2 năm 2021, Mitsubishi Motors đã ra mắt chiếc ô tô mới nhất của họ trên Amazon Live đánh dấu một trong những sự kiện quan trọng nhất đối với nền tảng mua sắm trực tuyến. Livestream shopping lập tức được xem như một công cụ quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, bao giờ thì các doanh nghiệp Việt và các sàn TMĐT nhận thức sâu sắc vấn đề này?

TikTok bắt đầu gia nhập lĩnh vực thương mại điện tử vào cuối năm 2021.  bắt đầu tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Ảnh TK

Mua sắm trên ứng dụng xã hội

Khi thế hệ người tiêu dùng trẻ bị thu hút bởi mua sắm trên ứng dụng xã hội, nhiều nền tảng đã tích hợp livestream shopping vào ứng dụng của họ. Thương mại trên nền tảng xã hội kết hợp livestream sẽ giúp cho khách hàng được mua hàng trực tiếp mà không phải rời bỏ những ứng dụng mạng xã hội ưa thích của họ. TikTok đang thắng lợi và sau 10 tháng đã vọt lên vị trí thứ 2 của Lazada nhờ chiến lược này.

“Điểm yếu của các sàn TMĐT Việt là đang thiếu các trung tâm phân tích thị trường đủ mạnh hoạt đồng dựa trên việc thu thập, xử lý và hành động dựa trên phản hồi của khách hàng. Làm tốt điều này sẽ tăng 11% doanh thu, giảm 6% chi phí chăm sóc khách hàng, tỷ suất hoàn vốn tăng 13%” GS Hoàng Văn Châu, nguyên Hiệu trường Đại học Ngoại thương đánh giá.

 

Thị hiếu người tiêu dùng thế giới và Việt Nam đã và đang thay đổi, vậy liệu các sàn TMĐT thuần Việt như Sendo, Adayroi, Tiki, KTS…liệu có dám đổ hàng chục triệu USD để tích hợp AR/VR, tăng cường livestream shopping theo xu thế chung của thế giới?

Tích hợp AR/VR

Một trong những thay đổi đáng kể của các sàn TMĐT châu lục khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã đưa ứng dụng thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) vào các siệu thị đã gây được tiếng vang lớn, đạt 28 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ vượt 450 tỷ USD vào năm 2030. Các nhà bán lẻ như Macy’s, Sephora và Ray-Ban đã áp dụng AR/VR vào chiến lược bán lẻ của họ.

Thậm chí, với việc Sephora, chuỗi cửa hàng mỹ phẩm của Pháp được thành lập vào năm 1969 gần đây đã giới thiệu tính năng “Nghệ sĩ ảo” sử dụng AR tạo lớp phủ kỹ thuật số để mang đến cho người tiêu dùng có thể hình dung được lớp trang điểm và kiểu tóc mới trên mặt họ sẽ như thế nào.

Sự kết hợp của livestream shopping với AR/VR cho phép tiềm năng bán hàng rất lớn. Shopify nhấn mạnh rằng việc thêm hình ảnh góc 360 độ có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên hơn 60% so với việc người mua chỉ tương tác với hình ảnh truyền thống. Liệu khi nào thì sàn TMĐT Việt mới có được tính năng này? 

VNeID cập nhật nhiều tính năng mới

VNeID cập nhật nhiều tính năng mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Nintendo Switch 2 lộ diện

Nintendo Switch 2 lộ diện

20/01/2025 | 14:08

Kinhtedothi - Mới đây, Nintendo đã giới thiệu một phiên bản lớn hơn của Switch, có thiết kế tương tự như phiên bản tiền nhiệm.

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

18/01/2025 | 19:01

Kinhtedothi - Dữ liệu “Khác” trên iPhone khiến nhiều người dùng cảm thấy bối rối khi thấy nó chiếm khá nhiều bộ nhớ, mà lại không thể xác định rõ ràng là loại dữ liệu gì. Vậy làm thế nào để xóa những dữ liệu đó?

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ