Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những thời điểm không nên uống nước dừa kẻo hại thân

Kinhtedothi - Theo giới chuyên gia, có những thời điểm cần tránh uống nước dừa vì sẽ tác động xấu đến toàn bộ cơ thể.

Uống nước dừa khi vừa đi nắng trở về

Những người mới đi nắng về không nên giải khát bằng nước dừa vì có thể gây "say", với dấu hiệu ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao, buồn nôn và nôn mửa.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Không uống vào buổi tối

Tốt nhất là không nên uống nước dừa vào buổi tối, nhất là những ai bị suy nhược. Do nước dừa có tính lợi tiểu vì thế không nên uống vào buổi tối, tránh tình trạng phải rời khỏi giường đi vệ sinh nhiều lần trong đêm, gây gián đoạn giấc ngủ. Điều đó vô tình khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau. Ngoài ra, uống nước dừa lạnh vào buổi tối có thể khiến bạn bị cảm lạnh, gân cốt rã rời, đuối sức.

Khi huyết áp đang xuống thấp

Nước dừa có thể khiến huyết áp của bạn tụt nhanh hơn, thậm chí xuống quá thấp. Nếu là bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp thì bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi uống.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Y học Trung Quốc cho rằng, tử cung của phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải duy trì sự ấm áp để phát triển phôi thai. Trong khi đó, quả dừa thuộc âm, có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ nên sẽ gây hại cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu, thậm chí gây sảy thai.

Các bác sĩ cho rằng mẹ bầu có thể uống nước dừa khi thai nhi ổn định nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống

Dù nước dừa rất mát bổ nhưng mẹ không nên cho con nhỏ dưới 6 tháng tuổi uống vì lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt.

Khi con đã đủ 6 tháng, mẹ chỉ nên cho con uống lượng nhỏ rồi tăng dần. Các mẹ không nên cho con uống quá nhiều và nhanh. Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi, mẹ không nên để con uống những quả dừa có màu nâu kẻo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Khi đang thi đấu thể thao

Vận động viên đang thi đấu thể thao hoặc người lao động chân tay cũng cần tránh sử dụng nước dừa ngay vì sẽ khiến chân tay bị bủn rủn, giảm sức dẻo dai.

Khi đang bị cảm lạnh, hen suyễn

Bệnh nhân đang bị cảm lạnh, hen suyễn kèm các triệu chứng ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi… thì hạn chế uống nước dừa vì tính làm mát, giải nhiệt của dừa sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Khi đang trong kỳ kinh nguyệt

Đang trong kỳ kinh nguyệt, tử cung phụ nữ cần cảm giác ấm áp để giảm bớt sự khó chịu, trong khi đó nước dừa lại đem về cảm giác mát lạnh, không phù hợp để uống trong thời điểm này.

Uống nước dừa vào lúc nào là tốt nhất?

Nước dừa nên được uống vào buổi sáng để đạt kết quả tốt nhất. Nước dừa vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa cung cấp nước cho làn da. Hoặc có thể uống nước dừa sau bữa ăn vì sẽ giúp tiêu hóa nhanh chóng và ngăn ngừa các vấn đề thông thường như đầy hơi, buồn nôn, chán ăn và giảm viêm.

Chúng ta không nên uống dừa quá nhiều mà chỉ nên uống 3-4 quả mỗi tuần. Tốt nhất nên uống nước dừa nguyên chất, không nên uống nước dừa kèm đường, đá hay các hóa chất khác vì có thể làm thay đổi mùi vị.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lợi ích thần kỳ của tỏi nướng trong mùa Đông

Lợi ích thần kỳ của tỏi nướng trong mùa Đông

13/01/2025 | 10:52

Kinhtedothi - Tỏi nướng có rất nhiều lợi ích như khả năng miễn dịch và cải thiện tiêu hóa. Bên cạnh đó, tỏi nướng có hàm lượng allicin cao, một hợp chất được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ