Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những việc không nên làm vào ngày Tết Trung thu

Kinhtedothi - Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng của văn hóa dân gian Á Đông. Đây là thời điểm tuyệt vời để gia đình quây quần và tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và ông bà. Tuy nhiên, để có một ngày Tết Trung thu trọn vẹn, hãy tránh làm những điều sau...

Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng của văn hóa dân gian Á Đông. Ảnh: internet

1. Không mặc trang phục tối màu

Theo quan niệm dân gian, màu sắc có vai trò quan trọng trong việc thu hút may mắn và tránh xa xui xẻo. Vào dịp Tết Trung thu, tránh mặc trang phục tối màu như đen hay xám, bởi chúng có thể mang lại vận xui rủi. Thay vào đó, màu đỏ và màu vàng thường được ưa chuộng vì chúng tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn.

2. Không nên để tóc che mất trán

Tóc được xem như một phần quan trọng trong việc thu hút tài lộc. Trong dịp Tết Trung thu, buộc gọn tóc và vén tóc sang một bên để không để tóc che mất vùng trán. Điều này giúp thu hút tài lộc và may mắn đến với bạn và gia đình.

3. Không nói tục, chửi bậy

"Họa từ miệng mà ra". Nói chuyện không suy nghĩ, nói lời gây tổn thương với người khác sẽ gây ra hậu họa khó lường. Do đó, rất nhiều nơi xuất hiện tập tục kiêng kỵ nói tục, chửi bậy, nói lời khó nghe vào những những dịp quan trọng như lễ tết, ngày rằm, mùng 1.

Ăn nói lịch sự, hòa nhã, sẽ đem lại sự thoải mái cho những người xung quanh.

4. Người bị ốm, cơ thể yếu ớt không nên ra ngoài vào dịp Tết Trung thu

Dịp Tết Trung thu thường có tiết trời mát mẻ, nhưng đối với những người có sức đề kháng yếu hoặc đang mắc bệnh, phụ nữ mới sinh... việc ra ngoài có thể không tốt cho sức khỏe. Hạn chế tiếp xúc với không gian mở và tránh gặp gió và sương lạnh, đặc biệt là vào ban đêm, là cách để bảo vệ sức khỏe của bạn.

5. Không chỉ tay vào mặt trăng

Theo quan niệm dân gian, việc chỉ tay vào mặt trăng là hành động thiếu tôn trọng mặt trăng và là một hành động không may mắn. Mặt trăng là vật được thờ cúng, tế lễ trong dịp Trung thu, tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn. Chỉ tay vào mặt trăng bị coi là xúc phạm đến thần mặt trăng và có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

6. Không cúng Trung thu trước buổi trưa

Theo phong tục truyền thống, việc cúng trăng trong dịp Tết Trung thu nên tổ chức sau buổi trưa, vì lúc này mặt trời đã dần lặn và mặt trăng đã bắt đầu xuất hiện. Cúng trăng vào thời điểm này sẽ thích hợp hơn.

7. Không lộn ngược đồ vật

Trong dịp Trung thu, người ta sẽ bày các lễ vật, lễ vật để cúng trăng và tổ tiên, nhưng phải cẩn thận không để lộn ngược đồ vật, nếu không sẽ bị coi là không tôn trọng mặt trăng và tổ tiên.

Mang Trung thu đến với học sinh biên giới

Mang Trung thu đến với học sinh biên giới

5 cách bảo quản an toàn thực phẩm cho mùa Trung thu

5 cách bảo quản an toàn thực phẩm cho mùa Trung thu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ