Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây
Nỗ lực đảm bảo an toàn tại các đường ngang dân sinh TP Hà Nội
Kinhtedothi - Những tai nạn đường sắt liên quan đến nhà ga, gác chắn, hệ thống quản lý an toàn trong ngành đường sắt, thông tin tín hiệu… là vấn đề nổi cộm trong thời gian qua.
Để khắc phục tình trạng này, toàn ngành đường sắt đang tích cực triển khai các biện pháp phòng tránh tai nạn, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác cảnh báo, gác chắn đường ngang.
10 năm không để xảy ra tai nạn
Tại Hà Nội, Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây là một trong những đơn vị đang thực hiện hiệu quả gói thầu số 02: Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường bộ giao cắt với đường sắt trên địa bàn các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên thời gian 3 năm từ 2020 - 2022. Nhiệm vụ trực cảnh giới 3 ca (24/24h) tại các vị trí đường sắt giao cắt với lối đi dân sinh trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện Thường Tín 11 vị trí; Phú Xuyên 1 vị trí.
Ngay khi được giao nhiệm vụ triển khai trực cảnh giới đơn vị đã tổ chức và thành lập 1 đội trực gác đường ngang có đầy đủ lực lượng cán bộ, công nhân trực gác theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông, xây dựng nội quy quy chế trực gác, phân công giao nhiệm vụ, tập huấn và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ gác đường ngang cho cán bộ, công nhân đảm bảo đủ quân số phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt.
Trong suốt quá trình thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt trên địa bàn huyện Thường Tín và Phú Xuyên thời điểm trước khi thực hiện gói thầu 2019 - 2022 từ tháng 4/2011- tháng 12/2018.10 năm liên tục Công ty không để xảy ra bất kỳ tai nạn nào tại các điểm và thời gian đơn vị thực hiện cảnh giới.
Đơn vị thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương huyện Thường Tín và Phú Xuyên, Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Ninh, cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông trên địa bàn trực gác; thường xuyên phối hợp với liên ngành kiểm tra rà soát công tác đảm bảo an toàn đường sắt trên tuyến đường QL1A; tham mưu và thực hiện chỉ đạo của Sở GTVT Hà Nội, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông trong công tác trực gác, hoàn thành các khối lượng sơn tổ chức giao thông, cắm đầy đủ các loại biển báo trên tất cả 12 vị trí được giao nhiệm vụ trực cảnh giới.
Muôn vàn khó khăn, gian khổ
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện trực cảnh giới, đơn vị gặp phải không ít khó khăn. Các vị trí đơn vị đang thực hiện trực gác đều là các lối ra vào khu dân cư, cụm công nghiệp có mật độ phương tiện và người tham gia giao thông qua lại đông, các phương tiện qua lại va chạm làm hư hỏng các thiết bị như biển báo, barie… gây ảnh hưởng đến công tác trực gác. Ngoài ra trong 12 vị trí trực hiện nay còn có 1 vị trí Km199+900 lối vào thôn Tử Dương (xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín) không có mặt bằng để dựng trạm phải đi thuê kiốt, một số vị trí trạm trực gần khu dân cư gây có khăn cho công nhân trực gác vì không xây dựng được nhà WC.
Hiện tại còn 3 vị trí trực cảnh giới chưa có đèn và chuông cảnh báo tự động (đơn vị đang phải dùng điện thoại cố định không dây để liên lạc lấy thông tin giờ tàu) cụ thể tại các vị trí sau: Km191+270 vào trạm 500KV; Km203+860 vào xã Quang Trung, Km204+00 vào Trần Phú - xã Minh Cường.
Tại 1 vị trí có độ chênh cao giữa đường sắt với đường bộ, bản lát không có nên gây khó khăn cho người và phương tiện lưu thông, vật liệu thường xuyên rơi vãi là tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cụ thể tại: Km191+270(vào trạm 500KV).
Quyết tâm gìn giữ ATGT đường ngang dân sinh
Để nâng cao chất lượng công tác trực cảnh giới 3 ca (24/24h) tại 12 vị trí đường ngang giao cắt đường sắt Công ty đã xây dựng quy định về thời gian trực. Triển khai bố trí đầy đủ lực lượng công nhân trực gác tại 12 vị trí với tổng số 72 người (2 người/ca x 3 ca x12 trạm = 72 người). Ngoài ra, Công ty bố trí 18 công nhân dự phòng thay thế khi có công nhân nghỉ ốm hoặc nghỉ đột xuất.
Toàn bộ số công nhân trực gác của Công ty đều có đủ chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trực gác và kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (có danh sách, chứng chỉ kèm theo); Đầu tư trang bị mua mới 12 điện thoại Smatphone để phục vụ công tác check in báo cáo phần mềm GovOne, trang bị 3 xe máy cho 3 nhân viên tuần đường tuần tra, thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng lại toàn bộ hệ thống tủ điều khiển đèn tín hiệu, điện thắp sáng, bàn ghế, quạt điện, đèn pin, nước lọc, nhà để xe, nhà WC… tại 12 vị trí trực gác.
Tại 3 vị trí trực không có chuông, đèn tín hiệu giao thông nên Công ty đã có văn bản đề nghị ngành đường sắt bổ sung cho điện thoại cố định của ngành đường sắt và lịch chạy tàu hàng ngày trên tuyến cho đơn vị; Sửa chữa bổ sung bản lát đường vào trạm 500KV huyện Thường Tín.
Với những nỗ lực không ngừng bất chấp mọi khó khăn, Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ I đã trở thành một điển hình tiêu biểu trong công tác bảo đảm an toàn giao thông của toàn ngành giao thông vận tải.
Hà Nội: Chủ động thích ứng, đảm bảo an toàn giao thông
Kinhtedothi - Để thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch năm 2022 với chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
Tập trung thực hiện có hiệu quả đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2022
Kinhtedothi - Sáng nay (6/1), tại tượng đài Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2022 và cao điểm bảo đảm trật tự, ATGT dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có những chỉ đạo quyết liệt để các sở, ban, ngành tập trung triển khai kịp thời và có hiệu quả các biện pháp nhằm đảm bảo tốt nhất tình hình trật tự, ATGT và nhu cầu đi lại của người dân.