Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nơi mùa Xuân bắt đầu

Kinhtedothi - "Tết Tây” vừa qua, đã thấy nhịp bước chân của “Tết Ta” như rộn rã bên thềm nhà. Chẳng phải vì ngày mai đã chất củi, bắc nồi bánh chưng lên bếp nấu, mà vì hoa Xuân đã khoe sắc muôn màu.

Những làng hoa, chợ hoa - được ví như nơi mùa Xuân bắt đầu, đã rục rịch chuyển dịch vào đời sống đô thị…

1. Ở đầu dây điện thoại bên kia, ông giáo già mấy chục năm “gõ đầu trẻ” nơi phố cổ Hà thành nói cứ như khoe: “Tết năm nay Hà Nội có tới 70 điểm chợ hoa Xuân, tha hồ mà ngắm. Thế mới là Hà Nội, thế mới là Tết Hà Nội chứ!”.
Thì đúng, người Hà Nội xưa nay vốn dĩ ưa cái đẹp, Tết đến nhất định phải có hoa trong nhà, dù đồ ăn thức uống có thể khiêm tốn. Hà Nội nay càng thế, nhất là khi người ta nói với nhau hai chữ “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết” như độ nào. Thế nên các làng hoa, chợ hoa - những điểm hẹn được ví như “nơi mùa Xuân bắt đầu”, thực sự là nơi khơi lên không khí mùa Xuân ở đất Hà thành. Thế nên càng hiểu chợ hoa Xuân quan trọng thế nào với những người luôn cất giữ Hà Nội trong thẳm sâu trái tim.

Chả trách những người sinh ra và lớn lên ở đất này, lòng cứ khấp khởi khi biết Tết Ất Tỵ có tới 70 điểm cho hoa khoe sắc; cứ cảm thấy như nó là tài sản của người Hà Nội, trong đó có mình. Ông bạn tôi ngồi đếm: quận Hoàn Kiếm có 1 chợ hoa trải dài trên phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Khoai, Hàng Rươi và qua tuyến phố bích họa Phùng Hưng. Quận Hai Bà Trưng có 2 điểm ở khu vực sân khấu gạch Công viên Thống Nhất và khu đất bên trong Công viên Tuổi trẻ phía cổng đường Võ Thị Sáu và cổng đường Thanh Nhàn.

Quận Đống Đa có 4 điểm ở khu đất ao Thước Thợ phố Hoàng Cầu, Trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao, Công viên văn hóa Đống Đa và tuyến phố Cầu Mới, đoạn Ngã Tư Sở. “Quận Cầu Giấy có 3, quận Thanh Xuân có 4, quận Bắc Từ Liêm có 7, quận Nam Từ Liêm có 2, quận Long Biên có 3 điểm, quận Hoàng Mai có 3, quận Tây Hồ có 6...

Người dân tham quan mua đào tại chợ hoa Tết trên phố cổ. Ảnh: Công Hùng

Nhiều nhất là quận Hà Đông có tới 9 chợ hoa. Thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành… chẳng nơi nào là không có chợ hoa” - ông bạn tôi rành rọt. Tuổi “bát thập” mà rành rọt các con số như thế, chứng tỏ nỗi khấp khởi, mong chờ, nỗi yêu thương dành cho hoa Xuân Hà thành không phải là ít.

Dường như hiểu lòng người Hà thành, nên các nhà quản lý Hà Nội càng chu đáo để hoa khoe sắc trong đời sống đô thị. Không chỉ để hoa “nở” khắp các quận, huyện, mà các loại cây, hoa, quả cảnh còn được “décor” khéo léo cùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP và các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán.

Các chợ hoa sẽ được trang trí, bố trí cho đậm đà hương sắc Xuân, nhưng cũng phải thuận tiện cho hành trình “du hí”, chọn lựa, mua sắm của người dân. Bởi những “nơi mùa Xuân bắt đầu” ấy trong cuộc sống đô thị hóa hôm nay nhất định phải thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của Thủ đô, mà vẫn bảo đảm văn minh thương mại, mỹ quan đô thị.

2. Ngẫm ra mới hiểu nỗi khấp khởi của ông bạn già có lý do sâu xa hơn thế. Ông ấy sinh ra và lớn lên ở khu 36 phố phường xưa, nên trong tâm khảm thế hệ ấy, chợ hoa Hàng Lược là điều gì đó thật khó phôi phai mỗi khi Tết ngấp nghé bên thềm. Dù đô thị hóa đang ngời ngời trong cuộc sống Hà thành đương đại, dù các tòa nhà cao tầng có sừng sững bốn bề Phố Cổ rêu phong, thì góc chợ hoa Hàng Lược vẫn hiện diện ở Tết này, làm sống dậy ký ức một thời Hà Nội.

Còn nhớ độ này thuở trước, khi vẫn còn là cậu nhóc đánh khăng đánh đáo trong ngõ Tạm Thương, tôi hay lẽo đẽo theo mẹ đi chợ hoa Hàng Lược. Đợi chờ lắm vì chợ chỉ mở mỗi năm một lần vào những ngày tháng Chạp áp Tết Nguyên đán. Người chen người, người thấp thoáng trong hoa, còn tôi thấp bé cứ nắm lấy vạt áo của mẹ mà ngơ ngác nhìn ra tứ phía sắc màu.

Tôi nghe mẹ kể, chợ hoa Hàng Lược họp trên phố Hàng Lược và các phố bên cạnh từ rất lâu về trước, từ những năm đầu thế kỷ XX. Chợ xưa là khu vực được thừa hưởng cảnh “trên bến dưới thuyền” khi còn con sông Tô Lịch. Có lẽ vì thế mà nơi đây nhộn nhịp mua bán hoa Xuân mỗi dịp Tết về. Tôi cũng nhớ, trong cuốn sách khảo cứu “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” đã kể, chợ hoa Tết trước kia vẫn họp ở sân và ngoài tam quan chùa Huyền Thiên cạnh chợ Đồng Xuân: “Sau được di đến Hàng Lược, chợ họp từ cầu sắt đến ngã tư Hàng Mã. Hằng năm từ 20 tháng Chạp âm lịch trở đi, dân trồng hoa ngoại thành, nhất là vùng Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, bày kín hai bên mặt phố nào đào, quất, nào cúc, hải đường, lay ơn, thược dược; người đi sắm Tết, người đi ngắm cảnh chen chúc đông vui, đó là một nét đặc sắc của Hà Nội khi ngày đầu Xuân đã tới”.

Giờ, dù chợ hoa Hàng Lược không còn đông đúc như xưa do sự hiện diện của nhiều chợ hoa khác trong TP, nhưng nơi đây vẫn được coi là một trong những khu chợ thể hiện đậm nét văn hóa Hà Nội, đi vào tiềm thức, nỗi nhớ của mỗi người Hà thành. Nhất là với những thế hệ ưa hoài cổ như chúng tôi, sẽ thấy trống vắng lắm nếu Tết đến không được dạo chợ hoa cổ nhất Hà Nội này; đôi khi chẳng mua gì, chỉ để tận hưởng không khí chợ hoa Tết xưa mà nay vẫn còn vương vấn lại.

Đôi khi đến để ngắm nghía những cành đào còn phong nhuỵ, thấy màu vàng cam của quất hay những lan càng cua rực màu bỗng nảy sinh ý định sắm chúng về nhà, cũng không phải là điều gì quá lạ với những người đi chợ hoa Hàng Lược.

Bạn tôi quả quyết: “Có lẽ với người Hà Nội, ký ức tuổi thơ theo mẹ đi chợ hoa Hàng Lược, ghé thăm những quầy hàng phong bao lì xì, mua đồ Tết, ngã giá một vài chậu hoa sẽ sống lại khi dạo bước trên chợ hoa Hàng Lược hôm nay”.

3. Xưa nay vẫn thế, đi chợ hoa những ngày cận Tết là một thói quen không thể thiếu của nhiều gia đình Hà Nội. Những nơi mùa Xuân bắt đầu ấy như khơi lên sắc Xuân, đẫm phong vị Tết, đậm đà hương sắc văn hóa Hà thành. 70 chợ hoa bừng sắc trong khắp TP năm nay, mang đến một không khí Xuân rực rỡ và chộn rộn lòng người trước thềm Xuân. Ấy là một nỗ lực không nhỏ của các nhà quản lý Hà Nội cho một Thủ đô văn minh mà vẫn giàu bản sắc.

Đô thị hóa như vũ bão nơi Hà thành, nhưng hơn trăm năm qua, chợ hoa Hàng Lược vẫn luôn là điểm hẹn vị Tết xưa của người Hà Nội. Mỗi cành hoa ở chợ hoa Quảng Bá đều mang một thông điệp đặc biệt của ngày Tết. Đào Nhật Tân với sắc hồng phai tượng trưng cho sự đoàn tụ, hoa cúc mang ý nghĩa trường thọ và sung túc, hoa ly biểu trưng cho sự thanh cao và may mắn. Giữa không khí náo nhiệt, đâu đó vẫn vang lên tiếng cười nói thân tình giữa người bán và người mua…

Chợ hoa Hàng Lược, chợ hoa Quảng Bá… và 70 chợ hoa Xuân sắp khai màn là minh chứng sống động cho nhịp sống giao thoa giữa hiện đại và truyền thống của Hà Nội. Sắc hoa không chỉ tô điểm cho TP, mà còn là niềm hy vọng, niềm tin của người Hà Nội trên hành trình hiện thực hóa khát vọng Thành phố sáng tạo để đến đích Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại trong tương lai.

Chia sẻ
Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thành phố âm nhạc

Thành phố âm nhạc

10/01/2025 | 13:29

Kinhtedothi - Từ thuở Kinh kỳ cho đến đô thị hiện đại hôm nay, âm nhạc luôn là một phần hồn của Hà Nội nghìn năm, là góc đằm thắm không thể chối từ trong lòng người Hà thành.

Cách làm riêng của di tích Nhà tù Hỏa Lò

Cách làm riêng của di tích Nhà tù Hỏa Lò

10/01/2025 | 10:35

Kinhtedothi - Đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm cũng như an toàn của du khách là cách làm rất riêng và hiệu quả mà Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã thực hiện, qua đó tạo được ấn tượng tốt với khách tham quan.

 Bài 2: Tăng sức hút cho du lịch

Bài 2: Tăng sức hút cho du lịch

10/01/2025 | 10:30

Kinhtedothi - Cùng với chỉnh trang cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo diện mạo mới cho di tích, việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử đã biến các di tích trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Xây dựng di tích thành điểm đến an toàn, hấp dẫn

Xây dựng di tích thành điểm đến an toàn, hấp dẫn

03/01/2025 | 12:36

Kinhtedothi - Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ