Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024:

Nông dân kiến nghị điều chỉnh mức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Kinhtedothi – Chính sách, cơ chế hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh quá thấp, chưa tương xứng với giá trị thiệt hại, do đó chưa thu hút được người dân tái đầu tư khôi phục sản xuất sau thiệt hại.

Đây là ý kiến được chia sẻ tại hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”, sáng 29/11.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoài Đức kiến nghị tại hội nghị. (ảnh: Phạm Hùng).

Cụ thể, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Thanh cho biết, hiện nay, TP có Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, kinh phí hỗ trợ chưa tương xứng với giá trị thiệt hại. Điều này chưa thu hút được người dân tái đầu tư khôi phục sản xuất sau thiệt hại. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của bão số 3 (YAGI) vừa qua, mức độ thiệt hại đối với ngành nông nghiệp và nông dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chính sách hỗ trợ thấp, nên có thực trạng nhiều nông dân không kê khai thiệt hại để xin hỗ trợ.

Trước thực trạng trên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Thanh kiến nghị TP có thể điều chỉnh tăng mức hỗ trợ thiệt hại về cây trồng và bổ sung nội dung hỗ trợ thiệt hại đối với các loại cây cảnh, diện tích đất nông nghiệp bị bồi lấp, sạt lở; diện tích nuôi trồng thủy sản; các mô hình nông nghiệp ứng dung công nghệ cao như: nhà kính, nhà lưới, nhà màng...

Liên quan đến vấn đề này, tại hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô 2024, Giám đốc Sở NN&PTTN Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ, Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND TP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội thì mức hỗ trợ đối với thiệt hại về cây trồng, thủy sản là rất thấp chưa phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay và chưa thu hút được người dân tái đầu tư khôi phục sản xuất sau thiệt hại.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại giải đáp kiến nghị của nông dân tại hội nghị. (ảnh: Phạm Hùng).

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết thêm, hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, trong đó các mức hỗ trợ đối với thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản đều tăng so với quy định cũ. Dự thảo Nghị định sửa đổi đang trong thời gian Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ ban hành.

Sau khi Nghị định sửa đổi được ban hành, Luật Thủ đô có hiệu lực, UBND TP sẽ ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể với mức hỗ trợ cao hơn mức của Trung ương để áp dụng trên địa bàn TP.

Đối với việc hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn TP, UBND TP đã có nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các địa phương để phục hồi sản xuất như: Cấp hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã, đơn vị TP tổng số tiền 220,87 tỷ đồng tại 05 Quyết định.

Ngày 04/10/2024, trình HĐND TP thông qua Nghị quyết số 38/NQ-HĐND, trong đó có nội dung hỗ trợ sản xuất cây vụ Đông; gồm một số đối tượng cây trồng chủ lực như: đậu tương, lạc, ngô 12 triệu đồng/ha; khoai lang, khoai tây 30 triệu đồng/ha; rau các loại 10 triệu đồng/ha.

Quang cảnh buổi đối thoại.

Ngày 19/11/2024 trình HĐND TP thông qua Nghị quyết hỗ trợ một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong đó quy định hỗ trợ một phần chi phí đầu tư ban đầu của một số chủng loại cây trồng, vật nuôi chưa được quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND gồm: Quất cảnh là 45-90 triệu đồng/ha; đào cảnh, phật thủ, một số cây cảnh khác khác 30 – 60 triệu đồng/ha; chim cút 6000 đồng/con; chim bồ câu là 35.000/con.

Ngoài ra, để thúc đẩy phục hồi sản xuất, TP đã cấp bổ sung kinh phí cho các Quỹ: Quỹ Khuyến nông TP, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách TP Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã để người dân có thể tiếp cận vay vốn tại các Quỹ này khi có nhu cầu vay vốn để nhanh chóng phục hồi sản xuất sau mưa bão, thiên tai.

Nguồn vốn cứu tinh của nông dân Hà Nội

Nguồn vốn cứu tinh của nông dân Hà Nội

Ngày mai, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với nông dân Thủ đô

Ngày mai, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với nông dân Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

27/01/2025 | 09:52

Kinhtedothi - Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề. Khoảng thời gian này là lúc nhiều người gác lại công việc bộn bề, lo toan ngày thường, hòa mình vào phiên chợ quê, tận hưởng hương vị rất riêng của những phiên chợ Tết.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ