Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nóng: Hà Nội xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới “học sinh nợ tiền hàng”

Kinhtedothi – Tiếp sau lừa đảo “con đang cấp cứu”, tại Hà Nội lại xuất hiện phương thức lừa đảo mới rất tinh vi. Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) vừa phát đi cảnh báo tới cha mẹ học sinh các khối để cùng nâng cao cảnh giác.

Hà Nội tiếp tục xuất hiện thủ đoanh lừa đảo mới qua điện thoại (Ảnh minh họa)
Hà Nội tiếp tục xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới qua điện thoại. Ảnh minh họa

Theo nhà giáo Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), mới đây đã xuất hiện hiện tượng phụ huynh của nhà trường nhận được cuộc gọi từ số lạ thông báo học sinh đã mua hàng hoặc đồ ăn, quần áo, vật dụng… nhưng chưa trả đủ tiền. Do học sinh phải để lại thẻ học sinh nên đối tượng yêu cầu phụ huynh gửi tiền vào số tiền khoản mà đối tượng cung cấp.

Trong thông báo phát đi, Trường THPT Kim Liên lưu ý: “Đây là hình thức lừa đảo mới, Ban giám hiệu nhà trường đề nghị thầy cô giáo thông tin đến phụ huynh tất cả các lớp để được biết và đề cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lừa”.

Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên Nguyễn Thị Hiền cho biết: Trước đó, giáo viên của nhà trường báo cáo sự việc đã có phụ huynh của trường nhận được cuộc gọi của kẻ lạ yêu cầu chuyển tiền với phương thức như trên.

Tuy nhiên, trường đã có thông báo đề nghị phụ huynh bình tĩnh, cảnh giác trước các chiêu trò của kẻ xấu, khi có bất kỳ thông tin gì cần liên hệ với giáo viên, nhân viên của trường để xác nhận. Vì vậy,  trong trường hợp này, phụ huynh đã liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để xác minh nên không sập bẫy của kẻ lừa đảo.

Qua nắm bắt tình hình giáo viên, học sinh, Ban giám hiệu Trường THPT Kim Liên được biết, thời gian qua, kẻ xấu đã dùng rất nhiều chiêu trò để lừa đảo phụ huynh, học sinh như: Kẻ lạ gọi điện thông báo con bị tai nạn nhập viện cấp cứu, đề nghị chuyển tiền gấp để làm thủ tục mổ. Hoặc có em học sinh còn nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn đe doạ, gây áp lực vì lý do phụ huynh nợ tiền.

Ngay khi nhận được báo cáo về các sự việc nêu trên, Trường THPT Kim Liên một mặt đã làm công tác tâm lý cho học sinh ổn định học tập, mặt khác đã báo cáo công an phường để có hướng dẫn kịp thời.

Theo số liệu từ Bộ Công an, từ đầu tháng 3/2023 đến nay, Công an TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 14 trường hợp phụ huynh học sinh bị lừa đảo theo chiêu thức "chuyển tiền gấp, con cấp cứu" tổng số tiền 825.000.000 đồng.

Liên quan đến thủ đọan lừa đảo trên, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi các sở GD&ĐT, các trường đại học, học viện, cao đẳng sư phạm thông báo thủ đoạn lừa đảo để phụ huynh và học sinh nắm được. Đồng thời yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, địa phương đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền để không còn phụ huynh nào trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo.

 

Bộ GD&ĐT: Chiêu lừa “con cấp cứu”, 14 phụ huynh mất gần tỷ đồng

Bộ GD&ĐT: Chiêu lừa “con cấp cứu”, 14 phụ huynh mất gần tỷ đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ